Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Pho gian, bun thach sung noi song o Ha Noi

Phở nêm gián, thạch sùng, dây chun, tăm, ruồi…đã kiến dư luận nhiều phen nổi sóng về công nghệ chế biến đồ ăn siêu bẩn và thề sống chết "cạch mặt" quán xá.


Nhiều người tiêu dùng kinh khiếp cả cuộc đời khi ăn phải những món có công thức chế biến kinh hoàng.

Một bát phở…hai con gián

Tình trạng mất vệ sinh thực phẩm ở các hàng quán vỉa hè từ lâu đã là hồi chuông cảnh báo tới người tiêu dùng. Văn hoá quán xá là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội nhưng cũng là nỗi kinh hoàng của nhiều người dân bởi những công thức chế biến siêu bẩn. Các món ăn có nêm thêm gián, rác rưởi, thạch sùng, dây chun, ruồi…là chuyện "thường ngày ở huyện". Không ít người dở khóc, dở cười khi gặp phải tình huống đi ăn phở lại ăn phải gián hay ăn lẩu ở nhà hàng gắp phải "chun buộc tóc"…

Phở 'gián', bún 'thạch sùng' nổi sóng ở Hà Nội
Quán phở bẩn kinh hoàng.

Chị Nga (phố Chùa Hà, Cầu Giấy) vẫn chưa hết tức giận khi kể lại bữa ăn "sợ nhất trong đời" của mình với một bát phở hai con gián. Chị Nga kể lại, chả là hôm đó chị dậy muộn nên ra ngoài ăn phở để đi làm cho kịp giờ. Vừa ngồi ở quán ăn đối diện số 40 Chùa Hà, Hà Nội gọi một bát phở bò ra, ăn được 2 miếng chị đã hét toáng lên bởi "trong bát phở có hai con gián". Sợ quá, chị Nga quăng đôi đũa và nôn oẹ ra bàn. Thấy vậy, bà chủ quán nhanh nhảu đến phân bua "em thông cảm cho quán chị nhé, hôm qua dọn hàng về muộn quá nên chị quên không cất nồi nước dùng kĩ". Như vậy, theo giải thích của bà chủ hàng quán, hai con gián có nguồn gốc từ nồi nước dùng vì cả đêm không được đậy kín trong ngôi nhà ẩm thấp. Việc các loại côn trùng, gián, muỗi, ruồi bọ "tắm" rồi "bỏ mạng" trong nồi nước dùng của bà chủ này là điều dễ hiểu.

Bức xúc vì cách làm ăn thiếu vệ sinh của các hàng quán nên chị Nga "thề không ra hàng quán ăn bao giờ nữa dù có phải chết đói".

Anh Quân (quê Hà Nam) đang ở trọ khu 175 Xuân Thuỷ, Hà Nội còn gặp trường hợp oái oăm hơn. Hôm đó là sinh nhật anh Quân nên anh chủ định mời hội bạn đi ăn lẩu vịt trên phố Nguyễn Phong Sắc. Không khí đang vui vẻ bỗng dưng Hương, người yêu anh Quân phát hiện ra trong nồi lẩu vịt có hẳn một cái chun nịt rất to màu đen. Theo suy luận của cả nhóm thì chiếc chun màu đen này có xuất xứ từ rau cần, rau cải ăn kèm với lẩu. Khi rửa rau các nhân viên đã không chú ý nhặt ra. Sợi chun làm cho nồi nước lẩu đen ngòm và có mùi rất khó chịu nên cả nhóm buộc phải từ bỏ cuộc vui sớm. Oái oăm hơn, khi kiến nghị lên bà chủ quán thì bà phát biểu một câu xanh rờn "ăn nữa thì ăn không ăn thì biến" khiến hội bạn anh Quân vô cùng bức xúc vì cách hành xử thiếu văn hoá của bà chủ này. Cả nhóm thề sẽ tẩy chay quán ăn này.

Điều kiện vệ sinh của các hàng quán luôn là hồi chuông cảnh báo đối với người tiêu dùng. Thịt bò được phơi giữa đường để "ăn bụi", "thu hút ruồi", bún đậu bán giữa đường lớn – đĩa khách ăn xong không rửa, rau rửa không sạch lẫn rác rưởi là thường, tương ớt 3 không, dầu ăn lấy lại của các nhà hàng có thể gây ung thư, bánh bao nhân thịt bẩn, dừa ủng hô biến thành dừa ngon, trứng gà giả… là những vấn nạn còn tồn tại dai dẳng và "ám hại" người tiêu dùng.

Tuy nhiên, với tâm lí "trăm người bán vạn người mua" các hàng quán ở Việt Nam vẫn thoải mái và thản nhiên khi được khách hàng phản ánh có gián hay ruồi muỗi trong đồ ăn. Phải chăng đây là sự băng hoại đạo đức kinh doanh?

Hết thời của thượng đế

Đã đến lúc người Việt cần có trách nhiệm hơn với thói quen ăn uống của mình để loại bỏ hàng quán ăn "bẩn" để bảo vệ sức khoẻ của chính mình. Có một điều lạ ở Việt Nam đó là dù hàng quán đó có bẩn đến mấy hoặc đã từng bị lên án vì dùng thịt bẩn chế biến, trong đồ ăn có ruồi, gián…thì vẫn nghiễm nhiên đông khách. Khách hàng từ khắp nơi vẫn ùn ùn kéo về ăn khiến các chủ hàng chả cần quan tâm đến chất lượng mà chỉ cần "đếm tiền" dầy túi là thoả mãn.

Phở 'gián', bún 'thạch sùng' nổi sóng ở Hà Nội
Hàng quán vẫn đông khách dù có bẩn.

Chị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng từng phản ánh lên bà chủ "làm ăn như vậy lần sau ai còn quay lại ăn nữa". Chả là chị Hoa đi ăn bún chả, vừa cầm đũa ăn được một nửa thì thấy trong bát có ruồi, chị bỏ đũa không ăn nữa, phản ánh cho bà chủ quán ăn này biết và nói sẽ không bao giờ quay lại quán ăn mất vệ sinh này. Đáp lại thượng đế của mình, bà chủ quán nói "đưa tiền đây rồi lần sau không đến cũng mặc". Bà chủ quán còn liên tiếp nói những câu tục tĩu, phản cảm để mắng chị Hoa.

Anh Tài (Cầu Giấy) chia sẻ: "Khách hàng bây giờ không còn là thượng đế nữa rồi" khi mà các cửa hàng bán đồ ăn ở Hà Nội vẫn đông nghịt khách mặc dù chất lượng đồ ăn tầm thường nếu không được coi là mất vệ sinh. Vì vậy mới có sự ra đời của các loại "bún mắng" và "cháo chửi" và hiệu ứng "càng chửi càng đông"… "Tôi đã từng đi ăn ở một quán bún ngan trên đường Tống Duy Tân khi mà bà chủ quán ra sức chửi mà các vị khách hàng vẫn cứ lầm lũi ăn vì họ nghĩ chắc bà chủ ấy chửi người khác thôi. Tại sao mình cũng bỏ tiền ra ăn mà không chọn nhưng quán ăn sạch sẽ và dễ chịu hơn"- anh Tài chia sẻ.

Nói như vậy để thấy rằng, thời đại bây giờ muôn kiểu thua thiệt đều đổ lên đầu người dân. Hơn ai hết, người dân phải là người tự bảo vệ chính mình bằng cách lên tiếng "tẩy chay" các hàng, quán ăn bẩn trên đất thủ đô.

Các tin, bài khác:


Xe sang Cadillac XTS 2013 chào giá 850 triệu đồng Độc chiêu 'câu' khách mua ô tô bằng... sex Choáng với siêu 'vũ khí kim tiền' của tỷ phú thế giới Cận cảnh tàu cứu nạn SAR-411 hiện đại nhất Việt Nam Choáng váng với việc chi tiền tỷ... lo 'hậu sự' của đại gia Việt Đại gia Đà Nẵng 'chơi' siêu xe gì? Xót xa nhìn siêu xe Bentley tan nát tại Hải Phòng 'Loạn' đua giảm giá xe máy, ô tô tháng 4 Tại sao Hanel mua Khách sạn Deawoo đang thua lỗ triền miên? Chồng đại gia Diệu Hiền đang nói dối? Thu nhập của nhân viên ngân hàng nào là 'khủng' nhất? Choáng với những kiểu 'phá đời' của cậu ấm, cô chiêu Choáng với 'thú chơi' tép cảnh…nghìn đô ở VN

Theo tintuc.xalo.vn

Van quyet tam thu phi ATM noi mang

ANTĐ - Hội Thẻ Việt Nam vừa thống nhất sẽ có văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho thu phí giao dịch ATM nội mạng, bao gồm phí rút tiền và phí chuyển khoản nội mạng. Về phía người sử dụng cũng có nhiều ý kiến, đa số cho rằng việc thu phí là bất hợp lý.



Vẫn quyết tâm thu phí ATM nội mạng
Việc thu phí ATM nội mạng chưa nhận được sự đồng tình từ phía người sử dụng

Lại đề xuất

Theo kết quả cuộc họp Ban chấp hành Hội Thẻ Việt Nam, việc thu phí giao dịch ATM nội mạng dựa trên đề xuất của các ngân hàng thành viên. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) được giao chủ trì dự thảo văn bản kiến nghị thu phí, trong đó phân tích thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ ATM của các ngân hàng hiện nay, chi phí và doanh thu, lý do và áp lực phải thu phí, có lộ trình cụ thể.

Giám đốc Trung tâm thẻ của một ngân hàng thương mại cho biết, theo văn bản kiến nghị, việc thu phí giao dịch ATM nội mạng sẽ bao gồm cả khoản phí rút tiền và phí chuyển khoản. Thực tế hoạt động thẻ cho thấy đa số các ngân hàng đều bị lỗ khi kinh doanh thẻ. Chi phí cho một cây ATM là khá lớn, đơn cử như việc có một địa điểm đặt máy thuận tiện cho người rút tiền chi phí tới cả chục triệu đồng. Cùng với đó là chi phí bảo trì, bảo dưỡng, chi phí nhân công tiếp tiền…

"Để vận hành mạng lưới ATM phủ khắp các tỉnh, thành các ngân hàng phải để một lượng tiền mặt rất lớn tại các ATM cũng như để dự trữ cho tiếp quỹ. Trong khi đó việc huy động vốn đang gặp rất nhiều khó khăn. Khoản tiền của khách hàng trong tài khoản cũng được trả lãi. Do đó, tiến tới thu phí rút tiền và chuyển khoản nội mạng là hợp lý để chúng tôi có thể duy trì tốt hoạt động cũng như mở rộng đầu tư, nâng cấp dịch vụ" - ông này nói.

Qua nhiều lần đề nghị nhưng đến nay việc thu phí giao dịch nội mạng vẫn chưa được thông qua. Mặc dù chưa thu được phí giao dịch nội mạng nhưng một số ngân hàng đã thu nhiều loại phí như phí phát hành thẻ, phí cấp lại thẻ, phí quản lý tài khoản… Một trong những ngân hàng lớn cũng đã tiến hành thu phí quản lý tài khoản thẻ với mức 3.300 đồng/tháng và phí chuyển khoản nội mạng với mức tương tự.

Khó thuyết phục

Chị Trần Thu Vân - công nhân tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long phàn nàn: "Thu nhập của công nhân chúng tôi rất thấp, người thấp chỉ được 1,5 triệu đồng, người cao cũng chưa đến 4 triệu đồng mỗi tháng. Ngân hàng trả lương đã áp dụng khoản phí quản lý thẻ là 3.300 đồng tôi thấy không công bằng vì sau khi rút tiền để chi tiêu thì trong tài khoản thẻ còn lại số tiền không đáng kể mà vẫn chịu phí trên. Nếu tiếp theo ngân hàng thu cả phí rút tiền thì chúng tôi có thể sẽ kiến nghị công ty trả lương trực tiếp".

Cùng quan điểm trên, anh Nguyễn Tiến Mạnh, đồng nghiệp của chị Vân cũng cho rằng: "Thực ra tôi cũng không muốn nhận lương qua thẻ, nhưng đây là cách làm của công ty phối hợp với phía ngân hàng nên cũng không biết làm thế nào. Mỗi tháng khi có lương chúng tôi phải xếp hàng dài mới rút được tiền, nhiều khi phải chờ cả giờ, nếu không muốn chờ lại phải đi rút tại những cây ATM cách công ty cả chục cây số. Đó là chưa kể nhiều lần máy ATM trục trặc khiến việc rút tiền gặp khó khăn. Vậy mà ngân hàng còn đòi thu phí thì thực sự rất khó thuyết phục".

Tuy nhiên cũng có ý kiến đồng tình với việc thu phí nội mạng nhưng phải đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ. Anh Hữu Hiếu - nhân viên công ty chuyên về phần mềm nói: "Sử dụng thẻ ATM cũng có nhiều tiện lợi, việc thanh toán qua thẻ cũng đang phát triển. Nếu ngân hàng thu phí thì cũng phải cung cấp các dịch vụ tiện ích, đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu rút tiền một cách thuận lợi".

Một chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thu phí nội mạng là một thiệt thòi cho những người lao động nhận lương qua thẻ đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Nếu các ngân hàng được chấp thuận thu phí thì việc người dân quay lại sử dụng tiền mặt để thanh toán, cũng như hạn chế việc chuyển tiền vào tài khoản thẻ để quản lý dự trữ vì không thấy sinh lời mà còn chịu nhiều loại phí từ ngân hàng là điều khó tránh khỏi.

Theo tintuc.xalo.vn

Ai quan dat cong

(DĐDN) Theo số liệu thống kê mới đây được Bộ Tài chính công bố, hiện nay Quỹ đất chưa sử dụng còn khá lớn, khoảng 3.164 nghìn ha nhưng việc khai thác quỹ đất này chưa đạt được chỉ tiêu mà Quốc hội phê duyệt.
 

Ai quản đất công ?

Quỹ đất sử dụng vào mục đích công cộng hiện chưa được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả. (ảnh: lô đất 1.182 m2 tại 462-464 Nguyễn Thị Minh Khai, P2, Q3, TP HCM

Ông Phạm Đình Cường - Cục trưởng Cục Quản lý công sản Bộ Tài chính cho rằng, chỗ nào đất đẹp nhất, đắc địa nhất đều của cơ quan hành chính, nhà nước, tập đoàn, TCty nhà nước. Vì thực tế cho thấy, một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, TCty nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến việc sắp xếp xử lý nhà, đất nói riêng và việc khai thác, quản lý có hiệu quả nguồn lực tài sản là nhà, đất nói chung.

Nguyên nhân của tình trạng này là khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, việc chuyển đổi công năng tài sản trên đất không theo kịp chức năng nhiệm vụ. Một nguyên nhân khác là mục tiêu hình thành nên các tập đoàn, TCty nhà nước lớn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực đã góp phần định hướng các "ông lớn" chú tâm vào lĩnh vực BĐS do địa tô chênh lệch lớn.

Đây cũng là một trong những lý do khiến một số tập đoàn TCty sao nhãng nhiệm vụ chính, giá trị cốt lõi của DN, vừa tạo ra sự phát triển quá nóng cho thị trường BĐS. Đến nay, khi chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã có sự thay đổi, quan hệ cung cầu trên thị trường BĐS thay đổi thì sẽ có thể dẫn đến sự đổ vỡ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Bộ Tài chính cho biết, đến nay cơ quan này đã phê duyệt phương án 233 mặt bằng, trong đó số mặt bằng giữ lại để tiếp tục sản xuất kinh doanh chỉ chiếm khoảng 30%; chuyển mục đích sử dụng đất khoảng 2%; bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2%, số còn lại là nhà nước thu hồi và chuyển giao ngành nhà, đất thành phố để quản lý và xử lý.

Theo số liệu từ Cục Công sản, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý, sử dụng diện tích nhà, đất lớn, khoảng 1,5 tỉ m2. Trong đó, khu vực sự nghiệp công lập chiếm 1,2 tỉ m2 bằng khoảng 80% diện tích. Hiện tại, các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn sử dụng đất dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, mang nặng tính bao cấp về đất đai. Cơ chế cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được sử dụng nhà, đất vào mục đích cho thuê, sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết chưa đủ mạnh. Mặt khác, một số quy định trong cơ chế này mang tính "lưỡng tính".

Chẳng hạn, quy định một tài sản nhà, đất có thể sử dụng vào nhiều mục đích vừa cung cấp dịch vụ công cho nhà nước, vừa cho thuê, vừa kinh doanh dịch vụ. Đối với phần cung cấp dịch vụ công cho nhà nước thì không trích khấu hao, không phải trả tiền thuê đất; nhưng đối với phần kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, thì phải tính khấu hao và trả tiền thuê đất. Do đó, rất khó xác định, hạch toán và thực hiện trong trường hợp này.

Thiết nghĩ, trong bất kỳ thời điểm nào vẫn phải tiết kiệm đất là hàng đầu, vì đất không sinh ra.

Thanh Tâm

Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Bat on co phieu loi nguoc dong

Không nên mạo hiểm đầu tư vào những cổ phiếu lỗ nặng, nguy cơ bị hủy niêm yết dù cổ phiếu đang tăng giá

Mặc dù lỗ, thậm chí có nguy cơ bị hủy niêm yết nhưng giá nhiều cổ phiếu trên sàn chứng khoán vẫn đang "nhảy múa" liên tục, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý nhà đầu tư nên tránh "đua" theo vì rủi ro sẽ rất cao.

Èo uột vẫn tăng ầm ầm

Phiên giao dịch ngày 30-3, cổ phiếu CSG của Công ty CP Cáp Sài Gòn đã tăng trần phiên thứ hai liên tiếp, khớp lệnh hơn 300.000 cổ phiếu, dư mua trần 200.000 cổ phiếu khiến không ít nhà đầu tư ngạc nhiên. Bởi mới vài ngày trước, HĐQT công ty đã nhất trí thông qua việc xây dựng phương án giải thể, thanh lý tài sản trình đại hội cổ đông.

Hiện nhiều nhà đầu tư đang đặt câu hỏi về hiện tượng VSP (cổ phiếu của Công ty CP Vận tại biển và bất động sản Việt Hải) vì đã lỗ liên tiếp 3 năm và đang chờ kết quả báo cáo kiểm toán.


Nhà đầu tư giao dịch tại sàn chứng khoán Rồng Việt ngày 3-4. Ảnh: Hồng Thúy
Nếu kết quả kiểm toán không có gì thay đổi thì công ty sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc. Thế nhưng, 5 phiên liên tiếp vừa qua, VSP đã tăng trần liên tục, kéo giá cổ phiếu từ 3.400 đồng/cổ phiếu lên 4.400 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy, ngay trong ngày 30-3, HĐQT công ty chính thức lên tiếng sẽ trình đại hội cổ đông sắp tới việc tự nguyện hủy niêm yết trên sàn Hà Nội, chuyển sang sàn UpCom. Ngay lập tức, cổ phiếu này đã giảm sàn.

Một trường hợp khác là cổ phiếu SBS của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (SBS). Cuối tháng 3, cổ phiếu này đã tăng trần 10 phiên liên tiếp, trong khi đây là cổ phiếu lỗ nặng, nhiều thành viên HĐQT đã bán ra gần hết. Theo giải trình của đại diện SBS, cổ phiếu này tăng mạnh là do công ty đã phát hành thành công 800 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi, có quỹ tiền mặt hơn 500 tỉ đồng… Ngoài ra, đại diện SBS còn cho rằng việc giá cổ phiếu SBS tăng trần nhiều phiên do xu hướng thị trường, đồng thời là do nhà đầu tư tin tưởng vào năng lực phát triển của công ty. Tuy nhiên, chỉ ngay sau đó, SBS lại giảm sàn…

Đừng "đùa" với lửa

Một chuyên gia chứng khoán phân tích: Hiện tượng các cổ phiếu thua lỗ nặng nhưng vẫn tăng trần nhiều khi vẫn xuất hiện trên thị trường chứng khoán. Do hầu hết cổ phiếu này hiện đang nằm dưới mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu), vì vậy với quy định bước giá là 100 đồng/cổ phiếu và biên độ ± 5% hay 7% thì rất dễ bị đẩy tăng trần hoặc giảm sàn.

Trong thực tế, việc nhà đầu tư "liều" để có khi được "ăn nhiều" vẫn thường xảy ra trên thị trường chứng khoán. Vì vậy nên khi có một chút hy vọng nào đó, có thể làm cho giá cổ phiếu của những công ty này "lội ngược dòng", nhiều nhà đầu tư sẵn sàng lao vào. Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp, điều này rất rủi ro, có khi mất trắng.
"Riêng với những cổ phiếu lỗ triền miên và có nguy cơ bị hủy niêm yết thì nhà đầu tư không nên mua vì không có kỳ vọng nhiều. Đặc biệt, nếu công ty hủy niêm yết, nhà đầu tư lỡ mua sẽ phải chịu "chôn" vốn vì thanh khoản thấp" - Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Rồng Việt, ông Nguyễn Hắc Hải, khuyến cáo.
Một nhân viên môi giới chứng khoán cho rằng: Nếu muốn mua những mã cổ phiếu thua lỗ, nhà đầu tư cần xem xét rõ nguyên nhân. Cũng có khi những cổ phiếu thua lỗ là do trích lập dự phòng rủi ro, trong khi hoạt động kinh doanh của công ty vẫn bình thường và giá cổ phiếu đang rẻ thì có thể xem xét mua vào. Thực tế, quan sát thị trường trong thời gian gần đây có một dòng tiền nóng tập trung vào một số mã cổ phiếu penny, kể cả những mã cổ phiếu thua lỗ. Tuy nhiên, một, hai phiên gần đây, lực bán ra tại các mã này đã tăng mạnh nhằm chốt lời. Nhà đầu tư nhỏ lẻ ôm vào sau, chưa kịp "thoát hàng" đành chịu thiệt.

Tiền rút dần

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3-4, mặc dù hai chỉ số VN-Index và HNX-Index tăng khá (đạt lần lượt là 445,77 điểm, tăng 4,74 điểm và 74,49 điểm, tăng 2,29 điểm) nhưng giá trị giao dịch tiếp tục thấp dần so với những phiên trước đó. Tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn chưa đầy 1.500 tỉ đồng, chỉ bằng khoảng 50% so với vài tuần trước.

Dấu hiệu nguồn tiền giảm dần cho thấy nhà đầu tư đang rất thận trọng vào thời điểm này. Bởi theo giới chuyên môn, nhiều khả năng đây chỉ là phiên tăng điểm kỹ thuật sau 4 phiên giảm điểm liên tục.


Sơn Nhung
Theo www.baomoi.com

Gỡ kho cho doanh nghiep

Không chỉ doanh nghiệp gặp khó, tình hình kinh tế khó khăn cũng đã len lỏi vào từng gia đình người dân TPHCM

Tại cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế-xã hội quý I/2012 sáng 3-4, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân chỉ đạo các đơn vị phải làm mọi cách để duy trì sản xuất, hạn chế thấp nhất tình trạng doanh nghiệp (DN) làm ăn đình đốn, thua lỗ, đồng thời yêu cầu tất cả quận, huyện và sở, ngành phải vào cuộc để tổng kiểm tra "sức khỏe" của DN.

Thu ngân sách rất thấp

Bà Đào Thị Hương Lan, Giám đốc Sở Tài chính TP, cho biết số thu ngân sách trên địa bàn TP 3 tháng đầu năm 2012 được 49.969 tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2011 dù được xem là năm rất khó khăn. Bà Lan nhận định: "Năm nay, thu ngân sách thấp hơn cùng kỳ năm trước. Như vậy, khó khăn của các DN đã bộc lộ rõ hơn trong quý I này".
Phân tích thành phần của nguồn thu, bà Lan lưu ý số thu được từ bất động sản của quý I/2012 hơn 1.000 tỉ đồng, chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm 2011. Điều này cho thấy các DN bất động sản gặp nhiều khó khăn nên việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cũng giảm mạnh. Không chỉ DN gặp khó khăn, theo Chủ tịch Lê Hoàng Quân, tình hình kinh tế khó khăn cũng đã len lỏi vào từng gia đình bởi vì giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng lên.
Ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) TP, thông tin: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý I/2012 trên địa bàn TP ước đạt 99.384 tỉ đồng, tăng 7,4 %.


Doanh nghiệp quyết toán thuế tại Cục Thuế TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Đây là mức tăng thấp nhất so với các năm qua và chỉ cao hơn mức tăng quý I/2009 là năm chịu tác động khủng hoảng tài chính thế giới là 4%. Cũng theo ông Rê, hiện có 5.012 DN gửi thông báo ngưng hoạt động đến Cục Thuế TP nhưng chỉ có 462 DN gửi thông báo tạm ngừng hoạt động đến Sở KH-ĐT. Nhìn chung, các DN giải thể, tạm ngừng hoạt động tập trung vào các nhóm ngành kinh tế thương mại, xây dựng, vận tải, du lịch.

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà đề nghị Sở KH-ĐT thống kê, tập hợp và phân loại những DN đóng cửa thuộc loại nào. Đây là những DN bình thường hay cá biệt. Nếu là những DN truyền thống có ảnh hưởng đến nền kinh tế thì tham mưu cho TP để đưa ra biện pháp hỗ trợ.

Chủ động tháo gỡ khó khăn

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch Lê Hoàng Quân đến 24 quận, huyện, Cục Thuế TP và Sở KH - ĐT. Theo ông Lê Hoàng Quân, khi thành lập, DN nào cũng khai vốn từ vài chục đến vài trăm tỉ đồng nhưng thực tế không có vốn liếng trong tay. Thậm chí có người từ nơi khác đến TP thành lập DN rồi sau đó đóng cửa và khi cơ quan thuế đến kiểm tra thì trốn mất.
Vì vậy, phải xem đây là bài học xương máu trong việc quản lý DN. "Trách nhiệm này không chỉ của Sở KH-ĐT mà bản thân quận, huyện cũng phải chịu trách nhiệm. Do đó, sắp tới, phòng kinh tế quận, huyện phải rà soát hoạt động của từng DN, đánh giá để báo cáo TP. Khó khăn về kinh tế cũng là dịp thử thách. DN nào làm ăn không căn cơ, không bài bản thì trước sau gì cũng phải đóng cửa" – ông Lê Hoàng Quân chỉ đạo.
Chủ tịch Lê Hoàng Quân cho rằng những gì đang diễn ra cho thấy TP đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Bản thân các DN cũng khó khăn không kém, thể hiện ở chỗ DN chỉ cố gắng duy trì hoạt động, ổn định để tái cơ cấu chứ chưa thể mở rộng đầu tư. Vì vậy, những biện pháp tháo gỡ từ TP, Trung ương lúc này là rất quan trọng.
Ông Lê Hoàng Quân đề nghị trước mắt, các sở, ngành, DN phải nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh, không để tình trạng DN phá sản, làm ăn đình đốn. Sắp tới, lãnh đạo TP sẽ cùng với Ngân hàng Nhà nước tập trung bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn về lãi suất ngân hàng, bảo đảm hỗ trợ kịp thời, ưu tiên cho DN vay vốn. Ngoài ra, lãnh đạo TP sẽ làm việc với các tổng công ty để nghe biện pháp sắp xếp, rà soát lại phương án kinh doanh.

Bức xúc với dự án Nhà hát Trần Hữu Trang

Nhắc lại dự án Nhà hát Trần Hữu Trang, một công trình cấp bách để phục vụ nhu cầu biểu diễn của văn nghệ sĩ, Chủ tịch Lê Hoàng Quân bức xúc: "Dự án này được TP bố trí vốn từ năm 2009, dự kiến năm 2011 xây xong. Thế nhưng làm hoài không xong, nóng lòng nên tôi đích thân đến hiện trường thì thấy khu đất hiện đang… cho thuê bán đồ gốm.
Qua kiểm tra thì hồ sơ "nằm" ở Sở Xây dựng, sau đó "đẩy" qua Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch rồi về lại Sở Xây dựng. Ban đầu, vốn đầu tư là 78 tỉ đồng, sau Sở Xây dựng "cắt" còn 50 tỉ đồng và bây giờ là 120 tỉ đồng.
Công trình đã khởi công, cúng tổ hẳn hoi rồi lại để "trùm mền" thì không hiểu nổi. Đôi khi khó khăn không chỉ do nguyên nhân khách quan mà còn do sự đùn đẩy và vô trách nhiệm của chính các cơ quan sở, ngành TP".

Theo ông Lê Hoàng Quân, đây chỉ là một trong rất nhiều dự án "rùa" mà lỗi từ sự vô trách nhiệm của các sở, ngành. "Nhiều dự án do quận, huyện làm thường nhanh và chất lượng hơn, do đó các sở ngành phải kiểm điểm trách nhiệm của mình. Nếu cứ đùn đẩy mà không ngồi lại tháo gỡ thì cái khó sẽ chồng khó"- ông Lê Hoàng Quân nói.


QUÝ HIỀN
Theo www.baomoi.com

Lam phat ky vong da giam manh

(TBKTSG Online) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quí 1-2012 chỉ tăng 2,55% so với tháng 12-2011, là mức tăng thấp nhất trong vòng 8 năm trở lại đây. Theo ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), sẽ khó có mức tăng CPI đột biến trong những tháng tới, chứng tỏ lạm phát kỳ vọng đã giảm mạnh.

Lan Nhi

Giá thực phẩm giảm mạnh trong tháng 3 vừa qua. Ảnh:TL

Ông Quyền phân tích rằng CPI tháng 3 tăng 0,16% so với tháng 2-2012, mức tăng khá thấp và thấp liên tiếp trong vòng 7 tháng qua cho thấy nền kinh tế đã không chạy theo những dấu hiệu lạm phát tâm lý ăn theo lạm phát thực (tăng giá) như thông lệ của tháng 3 và quí 1 hằng năm.

Trong quí 1-2012, giá xăng, dầu, gas được điều chỉnh tăng song giá xăng dầu mới chỉ tác động đến tuần cuối của tháng. Còn nhóm lương thực và thực phẩm (nhóm chiếm tỷ trọng cao) giảm khá sâu. Mức giảm lần lượt là 1,21% và 1,25% do nguồn cung dồi dào và giá thịt heo giảm trước thông tin về việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo. Sức mua hàng hóa chững lại nên các doanh nghiệp khó điều chỉnh tăng giá.

Ông Quyền cho rằng, CPI thời gian gần đây tăng thấp phản ánh mức tăng giá thực, tăng giá hàng hóa trực tiếp. "Điều đó cho thấy lạm phát kỳ vọng đã giảm", cho dù xu hướng giá hàng hóa trên thế giới trong tháng 1 và tháng 2 năm nay vẫn tăng từ 2% đến 3%.

Ông Quyền nói rằng giá gas giảm mạnh và giá thực phẩm cũng dần hạ nhiệt sẽ làm CPI có chiều hướng giảm. "Do vậy CPI tháng 4 khó tăng đột biến, khả năng chỉ tăng nhẹ. Dự kiến tháng này, doanh nghiệp cũng sẽ không gặp yếu tố bất ổn trong cung cầu", ông Quyền dự báo.


Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Trong chieu nay co ket qua vu te liet tren HNX

(Dân trí) - Đại diện HNX cho biết, nguyên nhân sự cố gián đoạn kết nối với lệnh mua bán nhập từ các công ty chứng khoán chuyển qua sàn Hà Nội hôm nay vẫn đang được tìm hiểu, thiệt hại vẫn chưa có con số cụ thể.

Trong chiều nay có kết quả vụ
(Ảnh minh hoạ).

Hôm nay (27/3) trên Sàn giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã xảy ra sự cố kết nối khi c ác lệnh mua bán nhập từ các công ty chứng khoán chuyển qua HNX bị gián đoạn nghiêm trọng .

Manh nha sự cố được CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương (CTS) phản ánh từ phiên giao dịch sáng khiến một số lệnh của nhà đầu tư trên hệ thống của  công ty này chưa thực hiện được.

Đến chiều nay, CTCP C hứng khoán Vndirect (VNDS) cũng than phiền về sự cố lỗi kết nỗi này khi thực hiện việc đẩy lệnh giao dịch từ hệ thống của các công ty chứng khoán tới HNX chậm hơn so bình thường.

Việc đẩy lệnh bị chậm hơn so với bình thường do phải chuyển sang kênh giao dịch từ xa.

Trao đổi với Dân trí, bà Nguyễn Thị Thu Hương ở Bộ phận thông tin thị trường của HNX cho biết, nguyên nhân sự cố vẫn đang trong quá trình tìm hiểu và xử lý. Hiện số lượng mã giao dịch bị ảnh hưởng vẫn đang được thống kê.

Trong chiều nay, HNX sẽ có kết luận về vấn đề này.

Trước đó, vào chiều hôm qua, HNX đã ra quyết định cảnh cáo đối với CTCP Chứng khoán Cao Su do hệ thống test giao dịch trực tuyến ngày 15/3/2012 của CTCK Cao Su bị nhiễm virut, có hiện tượng phát tán virut vào mạng giao dịch từ xa của HNX và CTCK thành viên.

Chốt phiên giao dịch chiều nay, HNX-Index giảm 2,77 điểm tương ứng mất 3,56% xuống còn 74,95 điểm với khối lượng bán sàn ồ ạt vào cuối giờ.

Giá trị giao dịch trên sàn Hà Nội tăng 12,3%, đạt 1.167 tỷ đồng với k hối lượng giao dịch đạt gần 124 triệu cổ phiếu .

Trên HoSE, VN-Index giảm 2,9% xuống 445,9điểm. Giá trị giao dịch đạt 1.617 tỷ đồng,  với khối lượng giao dịch 121 triệu cổ phiếu.

Mai Chi

Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Xuat khau con nhieu thach thuc

may lam sua chua | mon an ngon | pham ly huong | rao vat | nguyen quang truong | choi game angrybird |

ANTĐ -Đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 108 tỷ USD trong năm nay nhưng con đường đến "đích" của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều khó khăn, bởi kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái khiến nhu cầu nhập khẩu tại nhiều thị trường sụt giảm.

Xuất khẩu còn nhiều thách thức
Cần nâng cao giá trị sản phẩm để tăng kim ngạch xuất khẩu. Ảnh minh hoạ
Thị trường chủ lực giảm nhập khẩu

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải trong buổi họp báo gần đây thận trọng nhận xét: "Những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như: Mỹ, EU, Nhật Bản còn rất khó khăn nên diễn biến hoạt động xuất khẩu sẽ còn những yếu tố bất ngờ".

Trong tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, thị trường châu Á giảm 10,5% chiếm tỷ trọng 49,3%; Châu Âu giảm 13,6% chiếm tỷ trọng 21,1%; Châu Mỹ giảm 10,8% chiếm tỷ trọng 21,7%; Châu Phi giảm 14,8% chiếm tỷ trọng 1,1%. Xuất khẩu vào một số thị trường chính như: Nhật Bản giảm 10,3% chiếm tỷ trọng 10,8%; xuất khẩu vào Trung Quốc giảm 10,9% chiếm tỷ trọng 10,9%; xuất khẩu thị trường Mỹ giảm 11,1% chiếm tỷ trọng hơn 18,5%; xuất khẩu vào EU giảm 14,1% chiếm tỷ trọng gần 19%. Nếu so sánh với tháng 2-2011 (cùng tháng Tết Nguyên đán) thì kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường trên năm nay vẫn tăng. Theo Bộ Công Thương, lượng xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực đã giảm mạnh, nhưng giá các mặt hàng vẫn giữ được ổn định.

Ngay từ cuối năm 2011, nhiều doanh nghiệp, ngành hàng có nhận định tình hình xuất khẩu năm 2012 sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do tiêu thụ sụt giảm. Lãnh đạo doanh nghiệp ngành may cho hay, mặt hàng áo sơ mi, quần âu xuất khẩu sụt giảm rất nhiều. Ví như với thị trường Mỹ, trước đây, người tiêu dùng mua 15-17 chiếc áo sơ mi/năm thì nay, họ chỉ mua từ 12-13 chiếc/năm. Tiêu dùng sụt giảm dẫn đến những khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Đáng chú ý, dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng trong tháng 1-2012, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp may có hợp đồng xuất khẩu hết quý III và quý IV-2012, trong đó gồm các tên tuổi lớn như: May 10, Việt Tiến, May Hưng Yên… trong khi phần lớn các doanh nghiệp còn lại chỉ có hợp đồng đến hết quý II. Các nhóm hàng xuất khẩu khác: nông lâm thuỷ sản, công nghiệp chế biến đều giảm nhẹ về kim ngạch.

Định hướng cho hàng chủ lực

Ngành dệt may dự kiến tăng trưởng xuất khẩu năm 2012 là 14% so với năm 2011. Giải pháp tăng kim ngạch là các doanh nghiệp cần giảm sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, lợi nhuận thấp, tập trung nâng cao tỷ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng), tăng sử dụng các nguyên phụ liệu tự nhiên được sản xuất trong nước.

Tương tự, các doanh nghiệp da giày cần mở rộng sản xuất cặp, túi, ví da thời trang, chất lượng cao phục vụ thị trường mới, thị trường cao cấp thay vì quá chú trọng mặt hàng giày dép như hiện nay.
Năm 2011, nhóm hàng nông sản chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Hầu hết các mặt hàng nông sản đều tăng giá. Bước sang năm 2012, giá gạo, điều, hạt tiêu vẫn giữ được "phong độ". Tuy nhiên, một số mặt hàng như: sắn và sản phẩm của sắn, cà phê có dấu hiệu giảm lượng xuất khẩu.

Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định: "Bộ sẽ tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng; chủ động đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh; theo dõi sát biến động thị trường thế giới để có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp xuất khẩu".

Theo tintuc.xalo.vn

Siet lai hoat dong kinh doanh xang dau, gas

may hut bui | buyvip | thoi trang | pornhub | download cheat engine 6.1 | redtube |

ANTĐ - Sau nhiều ồn ào cho rằng việc quản lý chất lượng xăng dầu, giá gas thiếu chặt chẽ trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã có văn bản chính thức khẳng định, hai mặt hàng này sẽ bị quản chặt trong thời gian tới.

Siết lại hoạt động kinh doanh xăng dầu, gas
Cần quyết liệt hành động để bảo vệ người tiêu dùng

Chất lượng xăng: doanh nghiệp phải chịu

Đó là khẳng định của Bộ Công Thương trước tình trạng xăng dầu không đảm bảo chất lượng, bị pha trộn xảy ra tại một số địa phương: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… trong thời gian qua. Không chỉ doanh nghiệp đầu mối, mà các tổng đại lý, đại lý bán lẻ đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm.

Nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết, vi phạm về chất lượng là vi phạm chủ yếu liên quan đến mặt hàng xăng dầu gần đây với 37 vụ. Theo đại diện các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, gian lận chất lượng có thể xảy ra trong khâu vận chuyển từ nơi tồn trữ đến cửa hàng bán lẻ. Bởi vậy, Bộ Công Thương yêu cầu doanh nghiệp đầu mối phải hoàn thiện các quy trình kiểm soát chất lượng, giám sát các khâu (từ nhập khẩu đến khâu bán lẻ), nhất là vận chuyển từ tổng kho của các doanh nghiệp đầu mối về tổng đại lý, đại lý và từ tổng đại lý đến các cửa hàng bán lẻ. Chủ động hợp tác, cung cấp thông tin cho báo chí và người tiêu dùng về tình hình kiểm tra, kiểm soát chất lượng xăng dầu trong hệ thống của mình. Bộ Công Thương cho biết, trọng tâm kiểm soát của lực lượng Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ là chất lượng, điều kiện kinh doanh, quy định về đại lý kinh doanh xăng dầu.

Giám sát giá gas và hệ thống bán lẻ

Đó là yêu cầu của Bộ Công Thương đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này. Cụ thể, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/TTg ngày 20-1-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng. Bên cạnh đó, làm tốt công tác đăng ký giá, niêm yết và các quy định liên quan trong hệ thống phân phối của mình, bao gồm cả các cơ sở đại lý, bảo đảm thực hiện đúng các quy định pháp luật về đại lý. Lực lượng quản lý thị trường các địa phương sẽ kiểm tra việc chấp hành này của doanh nghiệp và đại lý gas.

Theo đại diện các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu gas, Tổng Công ty khí Việt Nam (PV Gas) hiện chiếm đến 60% nguồn gas sản xuất trong nước. PV gas tổ chức đấu giá 50% lượng gas này, còn lại tự phân phối trong hệ thống. Trong khi rất nhiều doanh nghiệp đầu mối tham gia đấu giá gas "nội" thì lượng hàng lại có hạn. Thực tế này đòi hỏi 100% lượng gas sản xuất được trong nước phải đem đấu giá để chống độc quyền, chống thông đồng khâu định giá. Mặt khác, các doanh nghiệp đầu mối gas cũng phản ánh, do lo ngại về tỷ giá thay đổi dẫn đến việc bị thua lỗ nên nhiều doanh nghiệp nhập gas qua PV gas. "Cần có chính sách về tỷ giá ngoại tệ, về đấu giá gas nội địa… để đảm bảo an toàn thị trường"- lãnh đạo một công ty gas kiến nghị.

Bộ Công Thương cho biết sẽ giải quyết những tồn tại về tỷ giá để tăng sự chủ động của doanh nghiệp trong nhập khẩu gas, không quá tập trung vào một đầu mối để tránh rủi ro khi có vấn đề xảy ra. Đề xuất về việc đấu giá gas (LPG) sản xuất nội địa của doanh nghiệp cũng được xem xét giải quyết.

Theo tintuc.xalo.vn

Vietnam Airlines chinh thuc nam co phan Jetstar Pacific tu SCIC

binh nuoc nong lanh | quang ba web | cong ty lam seo | cong ty seo | kich song | game nau an |

(Dân trí) - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)đã chính thức công bố tiếp nhận quyền đại diện phần vốn Nhà nước của Jetstar Pacific từ Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Văn bản bàn giao quyền đại diện đã được ký kết hôm nay (21/2).
Như vậy, Vietnam Airlines đã kế thừa toàn bộ vốn Nhà nước của Jetstar Pacific và chính thức trở thành cổ đông Nhà nước tại Jetstar Pacific. Đây là "thương vụ" điều chuyển vốn chưa từng có trong lịch sử hàng không Việt Nam.
Vietnam Airlines chính thức nắm cổ phần Jetstar Pacific từ SCIC
Vietnam Airlines đã tiếp nhận Jetstar Pacific và là đại diện vốn Nhà nước của hãng này

Cùng với việc đạt được thoả thuận hợp tác phát triển Công ty cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines với Tập đoàn Qantas - Úc (Công ty mẹ của Tập đoàn Jetstar), Vietnam Airlines đã trở thành cổ đông lớn nhất tại Jetstar Pacific với tỷ lệ nắm giữ cổ phần là 69, 93%. Tập đoàn Qantas của Úc là cổ đông lớn thứ hai với tỷ lệ vốn góp 27%. Theo kế hoạch, Vietnam Airlines sẽ bán cho Qantas Airways 3% cổ phần theo thoả thuận trước đây giữa Qantas Airways với SCIC đã được Chính phủ thông qua.

Ngay trong ngày bàn giao quyền đại diện vốn, Jetstar Pacific đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thường để thống nhất định hướng chiến lược và các giải pháp cần thiết giúp hãng này phát triển hiệu quả và bền vững, trở thành hãng hàng không giá rẻ hàng đầu tại Việt Nam.
Vietnam Airlines chính thức nắm cổ phần Jetstar Pacific từ SCIC
Ngay sau khi tiếp chuyển, đại hội cổ đông bất thường đã được tổ chức

Được biết, Jetstar Pacific sẽ được rót khoản vốn ban đầu 25 triệu đô la Úc để đổi mới đội máy bay Boeing 737 hiện tại sang đội bay Airbus A320 mới vào giữa năm 2012, cũng như mở rộng đội bay của hãng lên 15 chiếc trong thời gian tới.Theo đó, Jetstar Pacific sẽ tập trung khai thác có hiệu quả các tuyến đường bay nội địa, đường bay quốc tế có dung lượng lớn và phân khúc thị trường khách hàng đa dạng.

Ông Phạm Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng việc các cổ đông của Jetstar Pacific đạt được thoả thuận về kế hoạch phát triển theo hướng kết hợp ưu điểm của mô hình hãng hàng không giá rẻ với tiềm lực và nền tảng kinh nghiệm của Vietnam Airlines sẽ tạo nên sức sống mới cho Jetstar Pacific và mang lại cho khách hàng của hãng thêm nhiều lợi ích, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường hàng không Việt Nam nói chung.

Còn đại diện Jetstar Group là Tổng Giám đốc Bruce Buchanan tin tưởng quan hệ hợp tác giữa một hãng hàng không chi phí thấp và một hãng hàng không truyền thống sẽ tiếp nối thành công của mô hình hợp tác giữa Qantas và Jetstar tại Úc. Ông Bruce Buchanan cũng nhận thấy những dấu hiệu tích cực để có thể tạo ra phân thị khách hàng mới sử dụng dịch vụ hàng không tại Châu Á, kể cả tại Việt Nam do sự hiện diện của hàng không giá rẻ còn mờ nhạt.

Trước đó, hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ trong nhiều nhưng Jetstar Pacific khai thác không hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Dù đã thực hiện tái cơ cấu Jetstar Pacific nhưng tình hình cũng không mấy khả quan, vì thế để giải quyết khó khăn hiện nay của Jetstar Pacific thì sắp xếp và tái cơ cấu doanh nghiệp là việc cần thiết.

Liên tiếp trong nhiều phiên họp họp bàn, đại diện cổ đông lớn nhất của Jetstar Pacific là SCIC đã báo cáo Thủ tướng về phương án chuyển giao vốn Nhà nước của Jetstar Pacific vào Vietnam Airlines được cho là khả thi nhất.

Đến trung tuần tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định điều chuyển nguyên trạng quyền đại diện vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Hàng không Jetstar Pacific đang do SCIC nắm giữ sang Vietnam Airlines, việc điều chuyển vào thời điểm đó dự kiến sẽ hoàn tất trước ngày 15/2.

Trao đổi với Dân trí , đại diện Cục Hàng không Việt Nam nhìn nhận, với việc chuyển giao vốn này thì Vietnam Airlines chỉ nắm giữ về phần vốn và cử đại diện sang Jetstar Pacific tham gia vào Hội đồng Quản trị để điều hành quản lý chứ không phải là chuyển toàn bộ Jetstar Pacific về Vietnam Airlines, cũng không phải Jetstar Pacific sẽ trực thuộc Vietnam Airlines. Điều này có nghĩa là sau khi điều chuyển vốn thì Jetstar Pacific vẫn là 1 doanh nghiệp kinh doanh độc lập trong lĩnh vực hàng không và tiếp tục hoạt động trong phân khúc thị trường hàng không giá rẻ.

Quỳnh Anh

Theo tintuc.xalo.vn

Dua gianh quyen kiem soat Sacombank

shop | thue nguoi be trap | gia de hang | download IDM full | Tải IDM miễn phí | tai phan mem download idm |

TT - Trưa 20-2, Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN cung cấp cho báo chí một văn bản đã gửi Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), trong đó tuyên bố là đại diện uỷ quyền hơn 51% cổ phần, đồng thời đưa ra hàng loạt đề nghị với ngân hàng này...
Đua giành quyền kiểm soát Sacombank
Sacombank đang nằm trong tầm ngắm giành quyền kiểm soát của Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN - Ảnh: Hoài Linh

Theo đó, với tư cách là cổ đông lớn và được sự uỷ quyền của đại diện nhóm cổ đông đa số (hơn 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết), Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) đã đưa ra nhiều đề nghị liên quan đến nhân sự, tình hình hoạt động bổ sung vào chương trình đại hội cổ đông (ĐHCĐ) của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thời gian tới.

Eximbank yêu cầu gì?

Cụ thể, theo đề nghị của Eximbank, Sacombank phải bầu lại toàn bộ hội đồng quản trị (HĐQT) và ban kiểm soát. Theo Eximbank, có ba lý do để đưa ra yêu cầu này.

Thứ nhất, thành phần HĐQT hiện nay của Sacombank chỉ đại diện phần vốn cổ phần chiếm tỉ trọng rất thấp, sau khi ngân hàng này có sự thay đổi về cơ cấu cổ đông như sự thoái vốn của Dragon Capital, Ngân hàng ANZ... và sự tham gia của các cổ đông mới, trong đó có Eximbank.

Thứ hai, Sacombank đã thực hiện một số hợp đồng có giá trị lớn như mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ, thoái vốn tại Công ty CP chứng khoán Sài Gòn Thương Tín... có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.

Cuối cùng, hiệu quả hoạt động của Sacombank trong năm 2011 chưa tương xứng nếu so sánh với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác có cùng quy mô.

Cũng trong công văn này, Eximbank đề nghị Sacombank nâng chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch năm 2012 lên hơn 4.000 tỉ đồng, tăng thêm 15% so với kế hoạch dự kiến báo cáo trình ĐHCĐ. Trong thời gian chuẩn bị ĐHCĐ, Sacombank không được chuyển nhượng các tài sản lớn của ngân hàng, trong đó có phần cổ phiếu quỹ hiện được Sacombank nắm giữ.

Tiếp xúc với chúng tôi chiều 17-2, ông Nguyễn Thanh Nhung - phó tổng giám đốc Eximbank - cho biết chỉ có thể giải thích các từ ngữ trong văn bản này, còn các vấn đề liên quan sẽ do HĐQT trả lời.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, một thành viên HĐQT Eximbank giải thích lý do có văn bản này là vì có đơn nặc danh nói Sacombank có dấu hiệu tẩu tán tài sản và thực hiện việc kêu gọi cổ đông uỷ quyền. "Chúng tôi vẫn chưa thể nói gì cụ thể, nhưng văn bản này nhằm ngăn chặn những hành động bất lợi (nếu có) đối với cổ đông của lãnh đạo Sacombank..." - vị này nói.

Đua giành quyền kiểm soát Sacombank
Theo các chuyên gia, cuộc đua giành quyền kiểm soát Sacombank sẽ còn nhiều kịch tính - Ảnh: T.T.D.

Trả lời từ Sacombank

Trả lời Tuổi Trẻ cuối giờ chiều 17-2, ông Đặng Văn Thành - chủ tịch HĐQT Sacombank - cho rằng rất ngạc nhiên trước thông tin Sacombank tẩu tán tài sản. "Chúng tôi hoạt động theo luật và chuyên nghiệp. Việc bán tài sản nếu có cũng phải được thông qua bởi uỷ ban thanh lý tài sản chứ không phải ai muốn làm gì thì làm" - ông Thành nói.

Ông Thành cho biết thêm hơn 80% bất động sản của Sacombank là trụ sở chính và chi nhánh, do đó không có chuyện bán những tài sản này. Còn việc nhận uỷ quyền đại diện, theo ông Thành, hằng năm ngân hàng này đều thực hiện do số lượng cổ đông của ngân hàng khá lớn, lên tới hơn 70.000 cổ đông.

Xung quanh tỉ lệ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết như Eximbank công bố, theo ông Thành, do chưa chốt danh sách nên chưa thể nói được điều gì. "Ngay cả vợ chồng vẫn có thể thay đổi, huống hồ gì chuyện cổ đông vốn thường xuyên biến động. Hôm nay anh có thể là cổ đông nhưng ngày mai anh có thể không còn là cổ đông sau khi bán cổ phiếu, hôm nay anh có thể uỷ quyền nhưng ngày mai uỷ quyền này không còn giá trị do anh không còn là cổ đông..." - ông Thành nói. Về mặt luật pháp, theo ông Thành, ngân hàng này chỉ căn cứ trên danh sách người sở hữu cổ phần do trung tâm lưu ký chứng khoán cung cấp.

Về các đề nghị của Eximbank, theo ông Thành, là quyền của cổ đông này. "Việc bầu lại HĐQT hay không là suy nghĩ của những nhà đầu tư mới. Họ có quyền. Nhưng mọi chuyện đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật..." - ông Thành nói. Trong khi đó, theo khẳng định của ông Thành, nhiệm kỳ HĐQT của Sacombank từ năm 2011-2015 đã được ĐHCĐ thông qua và được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn. Do đó không có chuyện muốn bãi miễn thì bãi miễn.

Hơn nữa, theo ông Thành, ngân hàng là định chế tài chính trung gian, phải tuân thủ quy định về an toàn tiền gửi của người dân, an toàn về hoạt động, nên không thể nào mỗi lần thay đổi cổ đông là thay đổi HĐQT. "Những đề nghị, dù là của bất cứ ai, nếu không đúng với điều lệ, nghị quyết ĐHCĐ thì xin lỗi, chúng tôi không thể làm theo" - ông Thành nói.

Còn nhiều câu hỏi về pháp lý

Trao đổi với chúng tôi về những đề nghị của Eximbank đối với Sacombank, các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến trái chiều. Giám đốc môi giới một công ty chứng khoán cho rằng với một tên tuổi như Eximbank, nếu không nắm trong tay danh sách cổ đông uỷ quyền với tỉ lệ như đã công bố, ngân hàng này sẽ không đưa ra những "yêu sách" với Sacombank. "Đây là thâu tóm thù địch. Nếu không nắm chắc phần thắng, Eximbank đã không tuyên bố rình rang như vậy..." - vị giám đốc này nói.

Tổng giám đốc một công ty chứng khoán cũng cho rằng khả năng thành công trong phi vụ thâu tóm này của Eximbank là khá lớn, do tỉ lệ nắm giữ của nhóm cổ đông trong ban lãnh đạo Sacombank là khá thấp so với con số 51% của nhóm Eximbank.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng những đề nghị của Eximbank là không đảm bảo yếu tố pháp lý và Sacombank hoàn toàn có thể không đáp ứng. Một lãnh đạo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho rằng động thái này là hơi "vội vàng".

Theo vị này, danh sách cổ đông của Sacombank vẫn chưa chốt nên chưa thể khẳng định nhóm Eximbank có nắm 51% như công bố hay không. Đối với đề nghị không bán tài sản lớn, trong đó có cổ phiếu quỹ, theo vị lãnh đạo này, Eximbank khó đạt được mục tiêu. "Quyền quyết định vẫn nằm trong tay Sacombank, họ có quyền hành xử theo đúng luật một khi ban lãnh đạo của ngân hàng này chưa có sự thay đổi..." - vị này nói.

Một chuyên gia chứng khoán cho rằng căn cứ điều lệ của Sacombank, nhóm cổ đông do Eximbank làm đại diện không những không đủ điều kiện đề cử người đại diện tham gia HĐQT Sacombank, cũng không đủ điều kiện triệu tập ĐHCĐ. Vị chuyên gia này cho biết theo điều lệ của Sacombank (khoản J, điều 25), cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng mới được đề cử người vào HĐQT và ban kiểm soát (nếu có), được yêu cầu triệu tập ĐHCĐ...

"Căn cứ trên quy định này, Eximbank chưa đủ điều kiện đề cử người vào HĐQT của Sacombank cũng như yêu cầu triệu tập ĐHCĐ do thời gian nắm giữ chưa đủ sáu tháng..." - vị chuyên gia này khẳng định. Vị chuyên gia này cũng cho rằng đây chỉ mới là sự khởi đầu cho các cuộc đua giành quyền kiểm soát Sacombank trong thời gian tới.

* Đầu tháng 7-2011, sau nhiều tin đồn về nguy cơ bị thâu tóm, ông Đặng Văn Thành - chủ tịch HĐQT Sacombank - trả lời báo giới trong đó khẳng định "hoan nghênh" tất cả nhà đầu tư tham gia Sacombank.

* Ngày 4-8-2011, Dragon Capital - cổ đông chiến lược nước ngoài tại Sacombank - bắt đầu bán toàn bộ hơn 61 triệu cổ phiếu STB (tương ứng 6,66%) mà tổ chức này nắm giữ. Ông Chang Hen Jui, chồng bà Huỳnh Quế Hà - phó chủ tịch thứ nhất HĐQT Sacombank, đã mua vào hơn 30,672 triệu cổ phiếu STB do Dragon Capital bán ra theo phương thức thoả thuận.

* Từ ngày 15-11-2011, Sacombank bắt đầu mua lại 100 triệu cổ phiếu STB để làm cổ phiếu quỹ. Đây được xem là động thái tự vệ của ngân hàng này trước nguy cơ bị thâu tóm ngày càng lộ diện.

* Ngày 6-1-2012, Công ty CP Cơ điện lạnh REE (REE) bán toàn bộ hơn 42 triệu cổ phiếu STB, tương đương 3,92% vốn cổ phần của Sacombank.

* Ngày 9-1, Ngân hàng Australia and New Zealand Banking Group Limited (ANZ) - cổ đông nước ngoài lớn nhất của Sacombank - đăng ký bán toàn bộ hơn 103 triệu cổ phiếu STB, tương đương 9,61% cổ phần của Sacombank. Người nhận chuyển nhượng là Eximbank, tỉ lệ nắm giữ sau giao dịch này là 9,73% vốn cổ phần của Sacombank.

* Ngày 17-2, Eximbank - cổ đông nắm giữ 9,73% vốn cổ phần của Sacombank - gửi văn bản cho Sacombank và các cơ quan chức năng, chính thức tuyên bố là đại diện uỷ quyền của hơn 51% vốn cổ phần của Sacombank.

Theo tintuc.xalo.vn

Khoi dau mot xu the moi

cong nghe | download speedbit video accelerator | realtek rtl8139 family pci fast ethernet nic | abc amber vcard converter | abc amber vcard converter 1.14 | pesedit 2012 |

Thị trường BĐS năm qua rơi vào trạng thái nóng lạnh bất thường. Sau giai đoạn đầu năm, địa ốc ảm đạm ở hầu hết các phân khúc. Trái ngược với cảnh đầu tư tấp nập trước đây, tình trạng "ngủ đông" kéo dài diễn ra hầu hết ở các sàn giao dịch BĐS hiện nay phần nào cũng tác động tới tâm lý các nhà đầu tư. Tuy vậy, vẫn có những hướng đi mới của thị trường, với các chính sách tập trung vào nhà ở xã hội, vì người tiêu dùng hơn.


Khởi đầu một xu thế mới

Theo quan sát của PV, mấu chốt của thị trường hiện nay là cần giải quyết tận gốc, tức là DN BĐS phải cơ cấu lại. Nói là vậy, nhưng thực hiện cũng không phải dễ. Ông Nguyễn Đỗ Việt - Phó tổng giám đốc Cty CP Sông Đà - Thăng Long, nói một cách hình ảnh rằng, "sức khoẻ" của các DN BĐS bây giờ rất yếu đuối. Trước đây, các chủ đầu tư thường chú trọng tới những sản phẩm phục vụ người có khả năng về kinh tế cao thì nay phải cơ cấu lại những sản phẩm có quy mô vừa và nhỏ để phù hợp với đa số đối tượng ở những khu vực ngoại thành Hà Nội như Gia Lâm, Thanh Trì hay một số huyện phía tây của Hà Nội.

Tuy nhiên, việc triển khai không đơn giản trong 2012. Nhìn lại quá khứ trước đây, thời gian rất lâu mới triển khai nhà ở xã hội được 1%. Ngân sách nhà nước rất là khó đáp ứng vấn đề này, chủ yếu thông qua hoạt động xã hội hoá. Trong khi đó, triển khai cụ thể hơn là những ưu đãi, về các chính sách liên quan thu hút nguồn lực tập trung vào đấy chúng ta chưa có.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng chia sẻ, từng là chủ DN, ông hiểu rõ những khó khăn của thị trường và của các chủ đầu tư BĐS hiện nay. Nhưng "cái khó ló cái khôn" và niềm tin vào sự hồi phục với thời gian dài vẫn được vị thứ trưởng này nhắc tới. Năm 2012 cũng là năm được ngành Xây dựng đẩy mạnh các dự án nhà ở xã hội, phục vụ nhu cầu của người dân. Ngay tại Đà Nẵng cũng quyết định mua lại 100 căn hộ chung cư của Cty CP Đầu tư tài chính và BĐS Vicoland với giá 5 triệu đ/m2 để bố trí cho cán bộ công chức của TP Đà Nẵng. Ông Đàm Quang Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Đà Nẵng, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đức Mạnh đưa ra một giải pháp để phát triển loại hình nhà ở này: Đối với các nhà đầu tư, điều băn khoăn lớn nhất là nguồn vốn đầu tư. Thứ hai là nguồn vốn cho vay cho người mua. Mặc dù chúng ta cũng đã đưa ra nhiều giải pháp, nhưng năm 2012 vẫn sẽ tiếp tục khó khăn. Nhưng tôi cũng tin rằng, tính nhân văn của xã hội ta và đảm bảo an sinh, thì vấn đề này tiếp tục được nhà nước quan tâm, phải làm sao đáp ứng chỗ ở, chỗ làm cho người dân.

Trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015, tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM đạt trên 80%. Theo quan điểm của ông Nguyễn Quốc Hiệp - Phó chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam là, tuỳ từng khu vực, vị trí, tuỳ tính chất của đô thị mà nên hay không nên phát triển nhà chung cư. Ví dụ như đô thị ở xa trung tâm Hà Nội, các tỉnh như Phú Thọ, Yên Bái... ngay phương thức sống trong khu chung cư tại các tỉnh đó cũng chưa quen. Hay một ví dụ khác, nếu người dân muốn mua nhà, mua những căn hộ nhỏ 45 - 70m2, nhưng nếu chia nhỏ ra thì mật độ dân số tăng cao và hạ tầng không đáp ứng được, còn nếu chia to thì dân lại không mua được. Vì vậy, cũng như ông Hiệp, nhiều DN BĐS khác cũng mong muốn: Các cơ quan Nhà nước trước các văn bản pháp quy phải thận trọng, nắm được xu thế của thị trường, nhu cầu thực tế của xã hội để "đi vào đời sống".

Rõ ràng thị trường chỉ có thể phát triển lành mạnh khi được người tiêu dùng chấp nhận và như vậy, người sản xuất cũng như thị trường BĐS phải hướng vào người dân, hướng vào người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm trung tâm để phục vụ. Muốn vậy, ngoài đảm bảo chất lượng xây dựng, thì giá bán cũng theo hướng giảm phù hợp hơn. Riêng thị trường nhà đất Hà Nội trong quý IV/2011 đã giảm mạnh, mức giảm từ vài triệu đến 10 triệu đ/m2 đang rất phổ biến.

Ông Nguyễn Đỗ Việt đưa ra những đánh giá về xu hướng dài hạn thị trường: Cơ hội đối với người mua tại bây giờ rất lớn. Những người đầu tư cũng tìm kiếm cơ hội trong điều kiện khó khăn những BĐS giá rẻ và những BĐS mà của những nhà đầu tư khó khăn bán ra. Và đây cũng là nền tảng cho những năm tiếp theo, thị trường sẽ lành mạnh hơn.

Theo nhìn nhận chung của các chuyên gia, chủ đầu tư và người có nhu cầu thì năm nay, thị trường sẽ tiếp tục khó khăn, ít nhất là trong nửa đầu năm. Nhưng cũng không ít người kỳ vọng rằng, sau những nỗ lực từ các cơ quan quản lý, ngành ngân hàng, thị trường sẽ có nhiều chuyển biến ngay trong quý I này, bởi theo kinh nghiệm nắm bắt xu hướng thị trường, đây chính là thời điểm hợp lý nhất để người dân mua nhà để ở và cũng là thời điểm triển khai kế hoạch của năm 2012.

DiaOcOnline.vn - Theo Báo Xây Dựng


Theo tintuc.xalo.vn

Thi truong vang tam lang song

giao duc | download nero 6 | download nero | download nero 6 mien phi | tai manager | tai IDM |

(Dân trí) - Sáng nay 21/2, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco tăng 11,5 USD/ounce so với giá đóng cuối tuần trước. Tuy nhiên, giá vàng trong nước gần như không chuyển động vì còn cao hơn thế giới trên 800.000 đồng/lượng.
Thị trường vàng tạm
Thị trường vàng lặng sóng.

Tính đến 9h20, tại thị trường Hà Nội, giá vàng SJC được Công ty CP SJC Hà Nội niêm yết ở mức 44,68 triệu đồng/lượng (mua vào) - 44,78 triệu đồng/lượng (bán ra), không thay đổi so với chốt phiên chiều qua.

Cũng tại Hà Nội, vàng Bảo Tín Minh Chau niêm yết giao dịch ở mức giá 43,7 triệu đồng/lượng - 43,95 triệu đồng/lượng. So với vàng SJC, vàng Bảo Tín Minh Châu hiện thấp hơn 830.000 đồng/lượng.

Thời gian gần đây, thị trường vàng trong nước thường xuyên dao động quanh mốc giá này, bất chấp sự biến đổi của giá vàng thế giới.

Hôm qua, giá vàng thế giới tăng nhanh ngay đầu phiên châu Á do được hỗ trợ từ động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Trung Quốc bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đóng cửa phiên hôm qua, giá vàng chốt ở mốc 1.733,65 USD/ounce, tăng hơn 6 USD/ounce so với giá mở cửa đầu ngày.

Đén sáng nay 21/2, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco tăng 11,5 USD so với giá đóng cuối tuần trước, lên 1.735,3 USD/ounce.

Giá vàng tăng nhờ sự hồi phục của đồng Euro. Euro tăng 0,5% vào thứ 2 với kỳ vọng các bộ trưởng tài chính sẽ thông qua gói cứu trợ lần 2 cho Hy Lạp nhằm giúp nước này tránh khỏi vỡ nợ.

Với thị trường ngoại tệ, tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD ngày 21/2 ở mức 20.828 VND/USD, giữ nguyên kể từ ngày 24/12/2011. Cặp tỷ giá này được Vietcombank niêm yết là 20.860 VND/USD.

Theo đó, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 830.000 đồng/lượng.

An Hạ

Theo tintuc.xalo.vn

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Nghỉ trưa dài, học sinh vào… nhà nghỉ

cưới hỏi trọn gói Thái Luân| làng Cầm | Đặng Hà Vân

Nhà nghỉ, công viên, tiệm game bỗng thành địa điểm nghỉ trưa của nhiều học sinh THPT, sau khi thành phố Hà Nội đổi lại giờ học. Các em nghỉ trưa từ khoảng 11h30 và bắt đầu vào học buổi chiều lúc 14h30.
Có 3 tiếng nghỉ trưa, một số học sinh Hà Nội lại nghỉ theo lối... khó ngờ. (Ảnh: Trường Phong)
 
Vào nhà nghỉ, công viên
 
Hơn 11h trưa, trường THPT T.H.Đ (Thanh Xuân, Hà Nội) kết thúc buổi học. Không về nhà như các bạn cùng lớp, hai học sinh (một nam, một nữ) mặc đồng phục, tay trong tay, vai đeo cặp, đi dạo quanh vài con phố gần trường trước ánh mắt dò xét, tò mò của nhiều người, trong đó có không ít bạn cùng trang lứa.
 
Đến chỗ khuất, thấy vắng người qua lại, chàng kéo nàng vào lòng, trao vội nụ hôn… Vòng qua vòng lại các con phố vài lần, chàng dẫn nàng đến trước cửa một nhà nghỉ. Chầm chậm, hai người cùng tiến vào, nhưng đến sát cửa, suy nghĩ thế nào, cô nàng lại kéo bạn trai trở ra.
 
Đã đôi lần cặp học sinh trường THPT T.H.Đ định rẽ vào nhà nghỉ, nhưng lại quay ra. (Ảnh: Trường Phong)
 
Tiếp tục dạo phố, cặp đôi vài lần “dòm ngó” nhà nghỉ, nhưng thấy có người lớn đi qua, họ lại dìu nhau dạo phố tiếp… Lúc sau, chàng dắt nàng vào quán cơm ăn trưa, sau đó lấy xe, chở người yêu đến một quán cà phê ngồi tâm sự. 14h, cặp đôi cùng trở về khu vực trường học.
 
11h, ngoài cổng một trường THPT trên đường Giải Phóng – Hà Nội lác đác vài bậc phụ huynh chờ đón con. Mọi sự chú ý đổ dồn vào một nam thanh niên đầu trần trên xe Wave alpha, đứng đợi từ lâu. Tan trường, rất nhanh, hai cô nàng tóc vàng, môi đỏ, mặc đồng phục nhảy lên kẹp ba với nam thanh niên nọ, phóng như bay về phía Ngọc Hồi (Thanh Trì). Họ rủ thêm hai “chiến hữu tuổi teen”, rồi cùng phóng ngược về phía bến xe Giáp Bát. Đầu trần, nhóm này lạng lách đánh võng, tạt đầu ô tô…
 
Vừa đến bến xe Giáp Bát, cả nhóm quay đầu, lại tiếp tục vừa phóng, vừa lạng lách về khu vực thôn Yên Ngưu (Tam Hiệp, Thanh Trì). Đi qua cổng trường, hai cô nàng còn vênh mặt nhìn chúng bạn với con mắt coi thường. Hai nữ sinh cùng nam thanh niên ghé vào một quán phở, ăn trưa, trước khi “hạ cánh” vào một ngôi nhà ba tầng trong xóm. Ngoài cửa, treo biển “Nhận cầm đồ”, nhưng không thấy hoạt động, cửa đóng im ỉm.
 
 
Gần 14h, hai nữ sinh đi ra, nam thanh niên lúc sáng lại chở hai cô về cổng trường, tất nhiên, cũng với tốc độ chóng mặt.
 
Ngồi tâm sự ở hồ Văn Quán đến sát giờ học, cô gái vội vàng lấy áo đồng phục, yêu cầu bạn trai chở về trường. (Ảnh: Trường Phong)
  
Tại một điểm khác lúc hơn 12 giờ, trời mưa phùn, gió rét. Đôi nam nữ ngồi ôm hôn nhau bên bờ hồ Văn Quán (Hà Đông – Hà Nội). Chiếc xe đạp điện dựng bên cạnh, giỏ xe đựng cặp sách học trò, và áo đồng phục.
 
14h, sắp đến giờ học, nam thanh niên vội vàng nổ máy xe, cô gái lấy đồng phục ra, rồi phóng về trường THPT L.Q.Đ (Hà Đông – Hà Nội). Đến cổng trường, nàng nhảy xuống, khoác vội cái áo đồng phục lên người đi vào trường, chàng quay đầu xe, phóng thẳng, không quên dặn “Vào học đi nhé, tối anh đến đón”. 

Say game, quên cơm

Tan trường, trong khi các bạn về nhà ăn cơm cùng gia đình, nhiều học sinh trường THPT T.H.Đ (cả nam và nữ) vòng qua vài ngõ ngách rồi tạt ngay vào quán Internet gần trường. Càng lúc, học sinh càng kéo vào đông. Không còn máy, nhiều học sinh sẵn sàng đứng chờ, ngồi xem bạn chơi chờ đến lượt. Chat, Audition, Half life, Đế chế, Đột kích, Play station… đủ trò. Chửi bậy, cãi nhau…đủ kiểu.

Nhiều học sinh bỏ cả cơm trưa, lao vào chơi game chờ buổi học chiều. (Ảnh: Trường Phong)
 
Một số nam sinh chậm chân, vì sau khi ăn trưa mới tìm đến quán. Không còn máy, cả nhóm lại lích kích đạp xe ngược lại, vòng qua vài con phố, đến quán net khác, không quên để lại một câu lầm bầm, than đen đủi.
 
13h30, thấy bụng đã réo, một nam sinh trong quán cất giọng hỏi: Có gì ăn được không, mày? Cậu bạn bên cạnh lôi ra hai hộp sữa, bảo: Uống tạm, tí nữa ra ăn sau! Uống xong hai hộp sữa, hai cậu học trò lại dán mắt vào màn hình chơi trò Đế chế.
 
14h20, hàng loạt học sinh chạy khỏi quán net, sà vào quán bún riêu ngoài cổng trường. Ăn vội được nửa bát, thấy bạn gọi điện, cả nhóm chạy vội vào trường. Giờ học buổi chiều bắt đầu.
 
Phụ huynh và thầy cô cùng lo
 
Trao đổi về vấn đề này, thầy Đỗ Đức Hòa – Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung (Đống Đa) cho biết, từ ngày đổi giờ học, bản thân các thầy cô cũng rất lo.
 
Bình thường, giờ nghỉ buổi trưa chỉ kéo dài khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Em nào nhà gần thì về ăn cơm cùng gia đình, nhà xa thì ăn cơm quán rồi quay trở lại trường học, nghỉ một chút là vừa đủ thời gian. Nhưng theo lịch học mới, khoảng cách giữa hai buổi học sáng và chiều quá lớn. “Chúng tôi rất lo việc một bộ phận học sinh sa ngã vào tệ nạn, đua đòi với bạn bè, nghiện điện tử… – Thầy Hòa nói.
 
Cũng theo thầy Hòa, một số học sinh lợi dụng việc đổi giờ học, nói dối bố mẹ ở trường chờ học buổi chiều rồi đi chơi cùng bạn trai, sa vào yêu đương, bỏ bê học tập…

Việc học sinh có sa ngã hay không vào các trò chơi, yêu đương phần lớn phụ thuộc vào suy nghĩ, hiểu biết của chính các em, chứ không phải do giờ giấc”. - Thầy Trần Anh Tuấn. 

 
Thầy Trần Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường THPT Ngọc Hồi (Thanh Trì) cho rằng, thời gian nghỉ giữa hai buổi quá dài phần nào tạo điều kiện để một bộ phận học sinh vốn ham chơi có thêm thời gian chơi bời, lêu lổng. Tuy nhiên, thầy Tuấn cho rằng, việc học sinh có sa ngã vào các trò chơi, yêu đương hay không phần lớn phải phụ thuộc vào suy nghĩ, hiểu biết của chính các em.
 
Thầy Tuấn cho biết thêm, hiện rất băn khoăn trước thông tin nhiều nữ sinh của trường bị thanh niên trong làng trêu chọc, do tan học về muộn, đi qua khu vực đường làng không có đèn.
 
“Ở khu vực ngoại thành, đường sá đi lại khó khăn, nhiều em nhà xa tới 7, 8 km, mà tan học từ 19h thì muộn quá, đi đường không đảm bảo an toàn cho các em. Bây giờ điều chỉnh xuống 18h cũng vẫn muộn. Chúng tôi đang kiến nghị cho những trường như THPT Ngọc Hồi được linh động hơn về mặt giờ giấc” - thầy Tuấn nói.
 

Trao đổi với phóng viên, nhiều bậc phụ huynh vẫn rất lo ngại. Tan trường lúc trời đã tối, lại phải đạp xe, vượt đường dài về nhà. Chị Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) có con gái học trường THPT Quang Trung (Hà Nội) cho biết, đợt này con gái chị nhiều hôm phải học hai buổi sáng, chiều. Chị rất sợ con gái nói dối bố mẹ để đi chơi, tụ tập, bỏ bê học hành. Bởi vậy, dù bận, trưa nào chị cũng đi đón con về cho yên tâm. 

 
Theo Trường Phong

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

“Chuyện tình” giữa người rừng và lúa nước


(Dân trí) - Giữa trùng trùng đá vôi khổng lồ rộng tầm 10.000km2 hoang sơ và kỳ vĩ của Phong Nha - Kẻ Bàng lại có hơn 10ha lúa nước đang trổ mầm xanh. Câu chuyện như cổ tích ấy, bà con người Rục và Bộ đội Biên phòng 585 vẫn thường hay kể.

Chúng tôi lên xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) - được mệnh danh là "đỉnh trời" của dãy Trường Sơn phía Tây Quảng Bình. Khí trời mùa này vẫn còn se rét, nhưng bụng dạ đồng bào dân tộc Rục, Sách nơi miền sơn cước này đang ấm lắm. Ấm bởi nay họ đã biết dựng nhà kiên cố để ở, biết trồng cây lúa nước để đủ gạo ăn quanh năm…

Hành trình rời hang núi

Cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, ở Quảng Bình xuất hiện lời đồn về "người nguyên thủy" ở vùng núi rừng hoang vu phía Tây tỉnh này. Đó là trong một chuyến tuần tra biên giới, tổ tuần tra biên giới Đồn CAND vũ trang Óc Sách (nay là đồn Bộ đội Biên phòng 585) đã phát hiện một nhóm người mình trần, chân đất, đóng khố bỏ chạy tán loạn khi thấy họ.

Một chuyến "nằm vùng", ăn ngủ với rừng suốt 5 tháng dài đến ngày 12/09/1959, tiểu đội của Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã phát hiện ra tung tích của "người nguyên thủy". Nhưng cứ đến gần là họ cắm cổ chạy vào rừng sâu. Nhưng các chiến sĩ Biên phòng vẫn kiên trì theo dõi. Rồi nhờ sự giúp đỡ của các già làng, trưởng bản của dân tộc Chứt (34 "người nguyên thủy" ấy là đồng bào người Rục, một nhóm nhỏ của dân tộc Chứt), Biên phòng đã tiếp cận được họ trong một hang sâu tối thuộc Phong Nha - Kẻ Bàng.

Và cuộc "ly cốc, hạ sơn" bắt đầu khi lực lượng Biên phòng vận động họ về định cư tại 2 bản Ón và Mò O Ồ  Ồ, xã Thượng Hoá.

Những đứa trẻ ở đồng bào Rục đến trường gieo ước mơ nơi miền sơn cước

Nhưng hành trình ấy đâu dễ đổi thay khi tập quán săn bắt, hái lượm đã ăn sâu tận trong máu thịt của đồng bào. Khoảng những năm 1972 - 1973, Mỹ - ngụy điên cuồng dội bom đạn xuống vùng này để mở rộng chiến tranh. Người Rục lại bị lãng quên. Năm 1989, trận dịch sởi quét qua đã khiến 20 người Rục mất mạng. Quá kinh hãi, những người Rục cuối cùng lại quay về rừng.

Quá nhiều biến cố, không dưới 3 lần người Rục đã bỏ bản làng lên những hang đá sâu, về sống đời nguyên thủy. Nhưng sau mỗi lần như thế, Biên phòng cùng cán bộ xã Thượng Hóa lại theo sau vận động về bản. Để bây giờ, anh cán bộ Tư pháp xã cứ sang sảng: "Người Rục ư? Họ có gần 110 hộ với gần 450 nhân khẩu rồi".

Cuộc "hôn nhân"  giữ lúa nước và "người rừng"

Đưa người rừng về đã khó, làm cho họ no cái bụng để định cư còn khó gấp bội phần. Câu chuyện đưa cây lúa nước lên với đồng bào Rục được ví như là một cuộc hôn nhân đầy phúc hạnh mà Biên phòng là người se duyên.

Trung tá Trịnh Thanh Bình chia sẻ niềm vui được mùa cùng đồng bào Rục (Ảnh: Đồn Biên phòng 585 cung cấp)

"Đưa được bà con về, cũng mừng lắm nhưng phải tính kế lo cho bà con có kinh tế ổn định nữa mới yên lòng. Năm 2009, đơn vị bàn bạc nhiều lần và quyết định trồng thử 2 ha lúa nước để giải quyết lương thực tại chỗ cho bà con. Cuối vụ, lúa thu về rất năng suất. Lại sướng rơn! Thế là năm 2010, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh kiến nghị lên UBND tỉnh thực hiện dự án lúa nước Rục Làn gieo cấy trên 10 ha ruộng" - Trung tá Trịnh Thanh Bình, Đồn trưởng Đồn biên phòng 585, kể.

Nhưng đâu dễ, bà con người Rục vốn chỉ quen với bản năng lấy từ núi rừng để ăn, để sống chứ có ai biết hay nghĩ đến cấy trồng là cái chi? Đưa giống, phân lên, các chiến sĩ đồn 585 lại xắn quần xuống ruộng gieo cấy trước cho bà con thấy để làm theo. Từng chiến sĩ đến bên từng người, từng đám ruộng, nắm tận tay bà con để hướng dẫn từng đường cày, đường cấy.

Sau 2 năm 4 vụ, thành công đã thấy rất rõ ràng. Người Rục ở Thượng Hoá đã thạo lắm cái việc cày ra đường thẳng, cấy cây lúa đẹp, cầm liềm gặt nhanh tay và hạt lúa đã chất đầy bồ.

Người Rục, người Sách đang làm một mâm lễ đạm bạc xin thần núi, thần sông, xin Giàng, xin đất cho đồng bào xuống đồng để đồng bào thôi không còn lo đói

Một trong những người Rục tiên phong tán thành cao việc thực hiện dự án lúa nước Rục Làn là ông Cao Tiến Thuỳnh, giờ gặp chúng tôi cứ chỉ ra cánh đồng mà cười khà khà: "Các cán bộ chừ không lo nữa. Bởi giao ruộng cho bà con, lịch thời vụ, chăm bón, phun thuốc bà con đã quen biết hết". Ông Thuỳnh thật thà cho biết, vụ Đông – Xuân vừa rồi nhà ông đưa về đổ trong bồ gần 1 tấn thóc. Cả bản ni cũng rứa, hết lo đói ăn rồi. Dự án lúa nước Rục Làn đang phục vụ cho 115 hộ tham gia sản xuất. Trước tổ chức sản xuất theo kiểu hợp tác xã, bây giờ chuyển sang việc giao luôn ruộng lúa cho bà con rồi.

"Nếu không có cán bộ Biên phòng thì bà con Rục chắc bây giờ vẫn ở trong hang đá thôi. Làm sao biết nuôi trồng, biết cấy lúa, biết dựng cái nhà để ở được? Đồng bào mình suốt đời không quên ơn" – ông Cao Văn Khoan (56 tuổi), người ở bản Mò O Ồ  Ồ, tâm sự.


Những mầm xanh mơn mỡn sẽ hứa hẹn một mùa vàng bội thu

Đồn trưởng Đồn 585 Trịnh Thanh Bình cho hay: "Sợ mất mùa nhất là vụ Hè – Thu năm 2011 vì lũ lụt xảy ra liên tiếp. Nhưng cuối vụ năng suất lúa vẫn cao, được 4 tấn/ha. Đồn cũng đã tổ chức khảo sát các vùng đất tại xã Hoá Sơn, huyện Minh Hoá để mở rộng phát triển cây lúa nước trong vùng núi đá vôi".


Chiến sĩ đồn Biên phòng 585 cùng bà con đang gieo trồng vụ mới

Nhớ mãi cái hôm xuống đồng gieo cấy. Bí thư chi bộ bản Mò O Ồ Ồ sau thủ tục cúng Giàng, tay nâng chén rượu lên ngang mặt mà khấn: "Hôm ni 16 tháng Giêng, người Rục, người Sách của hai bản Yên Hợp và Mò O Ồ  Ồ làm một mâm lễ đạm bạc xin thần núi, thần sông, xin Giàng, xin đất cho đồng bào xuống đồng, cùng với bộ đội biên phòng Đồn 585 - Cà Xèng làm nên một mùa lúa mới bội thu, để từ đây cánh đồng lúa Rục Làn mãi mãi xanh tươi, để đồng bào thôi không còn lo đói".

Đặng Tài - Nguyễn Tú