Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Pho gian, bun thach sung noi song o Ha Noi

Phở nêm gián, thạch sùng, dây chun, tăm, ruồi…đã kiến dư luận nhiều phen nổi sóng về công nghệ chế biến đồ ăn siêu bẩn và thề sống chết "cạch mặt" quán xá.


Nhiều người tiêu dùng kinh khiếp cả cuộc đời khi ăn phải những món có công thức chế biến kinh hoàng.

Một bát phở…hai con gián

Tình trạng mất vệ sinh thực phẩm ở các hàng quán vỉa hè từ lâu đã là hồi chuông cảnh báo tới người tiêu dùng. Văn hoá quán xá là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội nhưng cũng là nỗi kinh hoàng của nhiều người dân bởi những công thức chế biến siêu bẩn. Các món ăn có nêm thêm gián, rác rưởi, thạch sùng, dây chun, ruồi…là chuyện "thường ngày ở huyện". Không ít người dở khóc, dở cười khi gặp phải tình huống đi ăn phở lại ăn phải gián hay ăn lẩu ở nhà hàng gắp phải "chun buộc tóc"…

Phở 'gián', bún 'thạch sùng' nổi sóng ở Hà Nội
Quán phở bẩn kinh hoàng.

Chị Nga (phố Chùa Hà, Cầu Giấy) vẫn chưa hết tức giận khi kể lại bữa ăn "sợ nhất trong đời" của mình với một bát phở hai con gián. Chị Nga kể lại, chả là hôm đó chị dậy muộn nên ra ngoài ăn phở để đi làm cho kịp giờ. Vừa ngồi ở quán ăn đối diện số 40 Chùa Hà, Hà Nội gọi một bát phở bò ra, ăn được 2 miếng chị đã hét toáng lên bởi "trong bát phở có hai con gián". Sợ quá, chị Nga quăng đôi đũa và nôn oẹ ra bàn. Thấy vậy, bà chủ quán nhanh nhảu đến phân bua "em thông cảm cho quán chị nhé, hôm qua dọn hàng về muộn quá nên chị quên không cất nồi nước dùng kĩ". Như vậy, theo giải thích của bà chủ hàng quán, hai con gián có nguồn gốc từ nồi nước dùng vì cả đêm không được đậy kín trong ngôi nhà ẩm thấp. Việc các loại côn trùng, gián, muỗi, ruồi bọ "tắm" rồi "bỏ mạng" trong nồi nước dùng của bà chủ này là điều dễ hiểu.

Bức xúc vì cách làm ăn thiếu vệ sinh của các hàng quán nên chị Nga "thề không ra hàng quán ăn bao giờ nữa dù có phải chết đói".

Anh Quân (quê Hà Nam) đang ở trọ khu 175 Xuân Thuỷ, Hà Nội còn gặp trường hợp oái oăm hơn. Hôm đó là sinh nhật anh Quân nên anh chủ định mời hội bạn đi ăn lẩu vịt trên phố Nguyễn Phong Sắc. Không khí đang vui vẻ bỗng dưng Hương, người yêu anh Quân phát hiện ra trong nồi lẩu vịt có hẳn một cái chun nịt rất to màu đen. Theo suy luận của cả nhóm thì chiếc chun màu đen này có xuất xứ từ rau cần, rau cải ăn kèm với lẩu. Khi rửa rau các nhân viên đã không chú ý nhặt ra. Sợi chun làm cho nồi nước lẩu đen ngòm và có mùi rất khó chịu nên cả nhóm buộc phải từ bỏ cuộc vui sớm. Oái oăm hơn, khi kiến nghị lên bà chủ quán thì bà phát biểu một câu xanh rờn "ăn nữa thì ăn không ăn thì biến" khiến hội bạn anh Quân vô cùng bức xúc vì cách hành xử thiếu văn hoá của bà chủ này. Cả nhóm thề sẽ tẩy chay quán ăn này.

Điều kiện vệ sinh của các hàng quán luôn là hồi chuông cảnh báo đối với người tiêu dùng. Thịt bò được phơi giữa đường để "ăn bụi", "thu hút ruồi", bún đậu bán giữa đường lớn – đĩa khách ăn xong không rửa, rau rửa không sạch lẫn rác rưởi là thường, tương ớt 3 không, dầu ăn lấy lại của các nhà hàng có thể gây ung thư, bánh bao nhân thịt bẩn, dừa ủng hô biến thành dừa ngon, trứng gà giả… là những vấn nạn còn tồn tại dai dẳng và "ám hại" người tiêu dùng.

Tuy nhiên, với tâm lí "trăm người bán vạn người mua" các hàng quán ở Việt Nam vẫn thoải mái và thản nhiên khi được khách hàng phản ánh có gián hay ruồi muỗi trong đồ ăn. Phải chăng đây là sự băng hoại đạo đức kinh doanh?

Hết thời của thượng đế

Đã đến lúc người Việt cần có trách nhiệm hơn với thói quen ăn uống của mình để loại bỏ hàng quán ăn "bẩn" để bảo vệ sức khoẻ của chính mình. Có một điều lạ ở Việt Nam đó là dù hàng quán đó có bẩn đến mấy hoặc đã từng bị lên án vì dùng thịt bẩn chế biến, trong đồ ăn có ruồi, gián…thì vẫn nghiễm nhiên đông khách. Khách hàng từ khắp nơi vẫn ùn ùn kéo về ăn khiến các chủ hàng chả cần quan tâm đến chất lượng mà chỉ cần "đếm tiền" dầy túi là thoả mãn.

Phở 'gián', bún 'thạch sùng' nổi sóng ở Hà Nội
Hàng quán vẫn đông khách dù có bẩn.

Chị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng từng phản ánh lên bà chủ "làm ăn như vậy lần sau ai còn quay lại ăn nữa". Chả là chị Hoa đi ăn bún chả, vừa cầm đũa ăn được một nửa thì thấy trong bát có ruồi, chị bỏ đũa không ăn nữa, phản ánh cho bà chủ quán ăn này biết và nói sẽ không bao giờ quay lại quán ăn mất vệ sinh này. Đáp lại thượng đế của mình, bà chủ quán nói "đưa tiền đây rồi lần sau không đến cũng mặc". Bà chủ quán còn liên tiếp nói những câu tục tĩu, phản cảm để mắng chị Hoa.

Anh Tài (Cầu Giấy) chia sẻ: "Khách hàng bây giờ không còn là thượng đế nữa rồi" khi mà các cửa hàng bán đồ ăn ở Hà Nội vẫn đông nghịt khách mặc dù chất lượng đồ ăn tầm thường nếu không được coi là mất vệ sinh. Vì vậy mới có sự ra đời của các loại "bún mắng" và "cháo chửi" và hiệu ứng "càng chửi càng đông"… "Tôi đã từng đi ăn ở một quán bún ngan trên đường Tống Duy Tân khi mà bà chủ quán ra sức chửi mà các vị khách hàng vẫn cứ lầm lũi ăn vì họ nghĩ chắc bà chủ ấy chửi người khác thôi. Tại sao mình cũng bỏ tiền ra ăn mà không chọn nhưng quán ăn sạch sẽ và dễ chịu hơn"- anh Tài chia sẻ.

Nói như vậy để thấy rằng, thời đại bây giờ muôn kiểu thua thiệt đều đổ lên đầu người dân. Hơn ai hết, người dân phải là người tự bảo vệ chính mình bằng cách lên tiếng "tẩy chay" các hàng, quán ăn bẩn trên đất thủ đô.

Các tin, bài khác:


Xe sang Cadillac XTS 2013 chào giá 850 triệu đồng Độc chiêu 'câu' khách mua ô tô bằng... sex Choáng với siêu 'vũ khí kim tiền' của tỷ phú thế giới Cận cảnh tàu cứu nạn SAR-411 hiện đại nhất Việt Nam Choáng váng với việc chi tiền tỷ... lo 'hậu sự' của đại gia Việt Đại gia Đà Nẵng 'chơi' siêu xe gì? Xót xa nhìn siêu xe Bentley tan nát tại Hải Phòng 'Loạn' đua giảm giá xe máy, ô tô tháng 4 Tại sao Hanel mua Khách sạn Deawoo đang thua lỗ triền miên? Chồng đại gia Diệu Hiền đang nói dối? Thu nhập của nhân viên ngân hàng nào là 'khủng' nhất? Choáng với những kiểu 'phá đời' của cậu ấm, cô chiêu Choáng với 'thú chơi' tép cảnh…nghìn đô ở VN

Theo tintuc.xalo.vn

Van quyet tam thu phi ATM noi mang

ANTĐ - Hội Thẻ Việt Nam vừa thống nhất sẽ có văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho thu phí giao dịch ATM nội mạng, bao gồm phí rút tiền và phí chuyển khoản nội mạng. Về phía người sử dụng cũng có nhiều ý kiến, đa số cho rằng việc thu phí là bất hợp lý.



Vẫn quyết tâm thu phí ATM nội mạng
Việc thu phí ATM nội mạng chưa nhận được sự đồng tình từ phía người sử dụng

Lại đề xuất

Theo kết quả cuộc họp Ban chấp hành Hội Thẻ Việt Nam, việc thu phí giao dịch ATM nội mạng dựa trên đề xuất của các ngân hàng thành viên. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) được giao chủ trì dự thảo văn bản kiến nghị thu phí, trong đó phân tích thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ ATM của các ngân hàng hiện nay, chi phí và doanh thu, lý do và áp lực phải thu phí, có lộ trình cụ thể.

Giám đốc Trung tâm thẻ của một ngân hàng thương mại cho biết, theo văn bản kiến nghị, việc thu phí giao dịch ATM nội mạng sẽ bao gồm cả khoản phí rút tiền và phí chuyển khoản. Thực tế hoạt động thẻ cho thấy đa số các ngân hàng đều bị lỗ khi kinh doanh thẻ. Chi phí cho một cây ATM là khá lớn, đơn cử như việc có một địa điểm đặt máy thuận tiện cho người rút tiền chi phí tới cả chục triệu đồng. Cùng với đó là chi phí bảo trì, bảo dưỡng, chi phí nhân công tiếp tiền…

"Để vận hành mạng lưới ATM phủ khắp các tỉnh, thành các ngân hàng phải để một lượng tiền mặt rất lớn tại các ATM cũng như để dự trữ cho tiếp quỹ. Trong khi đó việc huy động vốn đang gặp rất nhiều khó khăn. Khoản tiền của khách hàng trong tài khoản cũng được trả lãi. Do đó, tiến tới thu phí rút tiền và chuyển khoản nội mạng là hợp lý để chúng tôi có thể duy trì tốt hoạt động cũng như mở rộng đầu tư, nâng cấp dịch vụ" - ông này nói.

Qua nhiều lần đề nghị nhưng đến nay việc thu phí giao dịch nội mạng vẫn chưa được thông qua. Mặc dù chưa thu được phí giao dịch nội mạng nhưng một số ngân hàng đã thu nhiều loại phí như phí phát hành thẻ, phí cấp lại thẻ, phí quản lý tài khoản… Một trong những ngân hàng lớn cũng đã tiến hành thu phí quản lý tài khoản thẻ với mức 3.300 đồng/tháng và phí chuyển khoản nội mạng với mức tương tự.

Khó thuyết phục

Chị Trần Thu Vân - công nhân tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long phàn nàn: "Thu nhập của công nhân chúng tôi rất thấp, người thấp chỉ được 1,5 triệu đồng, người cao cũng chưa đến 4 triệu đồng mỗi tháng. Ngân hàng trả lương đã áp dụng khoản phí quản lý thẻ là 3.300 đồng tôi thấy không công bằng vì sau khi rút tiền để chi tiêu thì trong tài khoản thẻ còn lại số tiền không đáng kể mà vẫn chịu phí trên. Nếu tiếp theo ngân hàng thu cả phí rút tiền thì chúng tôi có thể sẽ kiến nghị công ty trả lương trực tiếp".

Cùng quan điểm trên, anh Nguyễn Tiến Mạnh, đồng nghiệp của chị Vân cũng cho rằng: "Thực ra tôi cũng không muốn nhận lương qua thẻ, nhưng đây là cách làm của công ty phối hợp với phía ngân hàng nên cũng không biết làm thế nào. Mỗi tháng khi có lương chúng tôi phải xếp hàng dài mới rút được tiền, nhiều khi phải chờ cả giờ, nếu không muốn chờ lại phải đi rút tại những cây ATM cách công ty cả chục cây số. Đó là chưa kể nhiều lần máy ATM trục trặc khiến việc rút tiền gặp khó khăn. Vậy mà ngân hàng còn đòi thu phí thì thực sự rất khó thuyết phục".

Tuy nhiên cũng có ý kiến đồng tình với việc thu phí nội mạng nhưng phải đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ. Anh Hữu Hiếu - nhân viên công ty chuyên về phần mềm nói: "Sử dụng thẻ ATM cũng có nhiều tiện lợi, việc thanh toán qua thẻ cũng đang phát triển. Nếu ngân hàng thu phí thì cũng phải cung cấp các dịch vụ tiện ích, đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu rút tiền một cách thuận lợi".

Một chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thu phí nội mạng là một thiệt thòi cho những người lao động nhận lương qua thẻ đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Nếu các ngân hàng được chấp thuận thu phí thì việc người dân quay lại sử dụng tiền mặt để thanh toán, cũng như hạn chế việc chuyển tiền vào tài khoản thẻ để quản lý dự trữ vì không thấy sinh lời mà còn chịu nhiều loại phí từ ngân hàng là điều khó tránh khỏi.

Theo tintuc.xalo.vn

Ai quan dat cong

(DĐDN) Theo số liệu thống kê mới đây được Bộ Tài chính công bố, hiện nay Quỹ đất chưa sử dụng còn khá lớn, khoảng 3.164 nghìn ha nhưng việc khai thác quỹ đất này chưa đạt được chỉ tiêu mà Quốc hội phê duyệt.
 

Ai quản đất công ?

Quỹ đất sử dụng vào mục đích công cộng hiện chưa được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả. (ảnh: lô đất 1.182 m2 tại 462-464 Nguyễn Thị Minh Khai, P2, Q3, TP HCM

Ông Phạm Đình Cường - Cục trưởng Cục Quản lý công sản Bộ Tài chính cho rằng, chỗ nào đất đẹp nhất, đắc địa nhất đều của cơ quan hành chính, nhà nước, tập đoàn, TCty nhà nước. Vì thực tế cho thấy, một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, TCty nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến việc sắp xếp xử lý nhà, đất nói riêng và việc khai thác, quản lý có hiệu quả nguồn lực tài sản là nhà, đất nói chung.

Nguyên nhân của tình trạng này là khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, việc chuyển đổi công năng tài sản trên đất không theo kịp chức năng nhiệm vụ. Một nguyên nhân khác là mục tiêu hình thành nên các tập đoàn, TCty nhà nước lớn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực đã góp phần định hướng các "ông lớn" chú tâm vào lĩnh vực BĐS do địa tô chênh lệch lớn.

Đây cũng là một trong những lý do khiến một số tập đoàn TCty sao nhãng nhiệm vụ chính, giá trị cốt lõi của DN, vừa tạo ra sự phát triển quá nóng cho thị trường BĐS. Đến nay, khi chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã có sự thay đổi, quan hệ cung cầu trên thị trường BĐS thay đổi thì sẽ có thể dẫn đến sự đổ vỡ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Bộ Tài chính cho biết, đến nay cơ quan này đã phê duyệt phương án 233 mặt bằng, trong đó số mặt bằng giữ lại để tiếp tục sản xuất kinh doanh chỉ chiếm khoảng 30%; chuyển mục đích sử dụng đất khoảng 2%; bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2%, số còn lại là nhà nước thu hồi và chuyển giao ngành nhà, đất thành phố để quản lý và xử lý.

Theo số liệu từ Cục Công sản, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý, sử dụng diện tích nhà, đất lớn, khoảng 1,5 tỉ m2. Trong đó, khu vực sự nghiệp công lập chiếm 1,2 tỉ m2 bằng khoảng 80% diện tích. Hiện tại, các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn sử dụng đất dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, mang nặng tính bao cấp về đất đai. Cơ chế cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được sử dụng nhà, đất vào mục đích cho thuê, sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết chưa đủ mạnh. Mặt khác, một số quy định trong cơ chế này mang tính "lưỡng tính".

Chẳng hạn, quy định một tài sản nhà, đất có thể sử dụng vào nhiều mục đích vừa cung cấp dịch vụ công cho nhà nước, vừa cho thuê, vừa kinh doanh dịch vụ. Đối với phần cung cấp dịch vụ công cho nhà nước thì không trích khấu hao, không phải trả tiền thuê đất; nhưng đối với phần kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, thì phải tính khấu hao và trả tiền thuê đất. Do đó, rất khó xác định, hạch toán và thực hiện trong trường hợp này.

Thiết nghĩ, trong bất kỳ thời điểm nào vẫn phải tiết kiệm đất là hàng đầu, vì đất không sinh ra.

Thanh Tâm

Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Bat on co phieu loi nguoc dong

Không nên mạo hiểm đầu tư vào những cổ phiếu lỗ nặng, nguy cơ bị hủy niêm yết dù cổ phiếu đang tăng giá

Mặc dù lỗ, thậm chí có nguy cơ bị hủy niêm yết nhưng giá nhiều cổ phiếu trên sàn chứng khoán vẫn đang "nhảy múa" liên tục, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý nhà đầu tư nên tránh "đua" theo vì rủi ro sẽ rất cao.

Èo uột vẫn tăng ầm ầm

Phiên giao dịch ngày 30-3, cổ phiếu CSG của Công ty CP Cáp Sài Gòn đã tăng trần phiên thứ hai liên tiếp, khớp lệnh hơn 300.000 cổ phiếu, dư mua trần 200.000 cổ phiếu khiến không ít nhà đầu tư ngạc nhiên. Bởi mới vài ngày trước, HĐQT công ty đã nhất trí thông qua việc xây dựng phương án giải thể, thanh lý tài sản trình đại hội cổ đông.

Hiện nhiều nhà đầu tư đang đặt câu hỏi về hiện tượng VSP (cổ phiếu của Công ty CP Vận tại biển và bất động sản Việt Hải) vì đã lỗ liên tiếp 3 năm và đang chờ kết quả báo cáo kiểm toán.


Nhà đầu tư giao dịch tại sàn chứng khoán Rồng Việt ngày 3-4. Ảnh: Hồng Thúy
Nếu kết quả kiểm toán không có gì thay đổi thì công ty sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc. Thế nhưng, 5 phiên liên tiếp vừa qua, VSP đã tăng trần liên tục, kéo giá cổ phiếu từ 3.400 đồng/cổ phiếu lên 4.400 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy, ngay trong ngày 30-3, HĐQT công ty chính thức lên tiếng sẽ trình đại hội cổ đông sắp tới việc tự nguyện hủy niêm yết trên sàn Hà Nội, chuyển sang sàn UpCom. Ngay lập tức, cổ phiếu này đã giảm sàn.

Một trường hợp khác là cổ phiếu SBS của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (SBS). Cuối tháng 3, cổ phiếu này đã tăng trần 10 phiên liên tiếp, trong khi đây là cổ phiếu lỗ nặng, nhiều thành viên HĐQT đã bán ra gần hết. Theo giải trình của đại diện SBS, cổ phiếu này tăng mạnh là do công ty đã phát hành thành công 800 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi, có quỹ tiền mặt hơn 500 tỉ đồng… Ngoài ra, đại diện SBS còn cho rằng việc giá cổ phiếu SBS tăng trần nhiều phiên do xu hướng thị trường, đồng thời là do nhà đầu tư tin tưởng vào năng lực phát triển của công ty. Tuy nhiên, chỉ ngay sau đó, SBS lại giảm sàn…

Đừng "đùa" với lửa

Một chuyên gia chứng khoán phân tích: Hiện tượng các cổ phiếu thua lỗ nặng nhưng vẫn tăng trần nhiều khi vẫn xuất hiện trên thị trường chứng khoán. Do hầu hết cổ phiếu này hiện đang nằm dưới mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu), vì vậy với quy định bước giá là 100 đồng/cổ phiếu và biên độ ± 5% hay 7% thì rất dễ bị đẩy tăng trần hoặc giảm sàn.

Trong thực tế, việc nhà đầu tư "liều" để có khi được "ăn nhiều" vẫn thường xảy ra trên thị trường chứng khoán. Vì vậy nên khi có một chút hy vọng nào đó, có thể làm cho giá cổ phiếu của những công ty này "lội ngược dòng", nhiều nhà đầu tư sẵn sàng lao vào. Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp, điều này rất rủi ro, có khi mất trắng.
"Riêng với những cổ phiếu lỗ triền miên và có nguy cơ bị hủy niêm yết thì nhà đầu tư không nên mua vì không có kỳ vọng nhiều. Đặc biệt, nếu công ty hủy niêm yết, nhà đầu tư lỡ mua sẽ phải chịu "chôn" vốn vì thanh khoản thấp" - Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Rồng Việt, ông Nguyễn Hắc Hải, khuyến cáo.
Một nhân viên môi giới chứng khoán cho rằng: Nếu muốn mua những mã cổ phiếu thua lỗ, nhà đầu tư cần xem xét rõ nguyên nhân. Cũng có khi những cổ phiếu thua lỗ là do trích lập dự phòng rủi ro, trong khi hoạt động kinh doanh của công ty vẫn bình thường và giá cổ phiếu đang rẻ thì có thể xem xét mua vào. Thực tế, quan sát thị trường trong thời gian gần đây có một dòng tiền nóng tập trung vào một số mã cổ phiếu penny, kể cả những mã cổ phiếu thua lỗ. Tuy nhiên, một, hai phiên gần đây, lực bán ra tại các mã này đã tăng mạnh nhằm chốt lời. Nhà đầu tư nhỏ lẻ ôm vào sau, chưa kịp "thoát hàng" đành chịu thiệt.

Tiền rút dần

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3-4, mặc dù hai chỉ số VN-Index và HNX-Index tăng khá (đạt lần lượt là 445,77 điểm, tăng 4,74 điểm và 74,49 điểm, tăng 2,29 điểm) nhưng giá trị giao dịch tiếp tục thấp dần so với những phiên trước đó. Tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn chưa đầy 1.500 tỉ đồng, chỉ bằng khoảng 50% so với vài tuần trước.

Dấu hiệu nguồn tiền giảm dần cho thấy nhà đầu tư đang rất thận trọng vào thời điểm này. Bởi theo giới chuyên môn, nhiều khả năng đây chỉ là phiên tăng điểm kỹ thuật sau 4 phiên giảm điểm liên tục.


Sơn Nhung
Theo www.baomoi.com

Gỡ kho cho doanh nghiep

Không chỉ doanh nghiệp gặp khó, tình hình kinh tế khó khăn cũng đã len lỏi vào từng gia đình người dân TPHCM

Tại cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế-xã hội quý I/2012 sáng 3-4, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân chỉ đạo các đơn vị phải làm mọi cách để duy trì sản xuất, hạn chế thấp nhất tình trạng doanh nghiệp (DN) làm ăn đình đốn, thua lỗ, đồng thời yêu cầu tất cả quận, huyện và sở, ngành phải vào cuộc để tổng kiểm tra "sức khỏe" của DN.

Thu ngân sách rất thấp

Bà Đào Thị Hương Lan, Giám đốc Sở Tài chính TP, cho biết số thu ngân sách trên địa bàn TP 3 tháng đầu năm 2012 được 49.969 tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2011 dù được xem là năm rất khó khăn. Bà Lan nhận định: "Năm nay, thu ngân sách thấp hơn cùng kỳ năm trước. Như vậy, khó khăn của các DN đã bộc lộ rõ hơn trong quý I này".
Phân tích thành phần của nguồn thu, bà Lan lưu ý số thu được từ bất động sản của quý I/2012 hơn 1.000 tỉ đồng, chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm 2011. Điều này cho thấy các DN bất động sản gặp nhiều khó khăn nên việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cũng giảm mạnh. Không chỉ DN gặp khó khăn, theo Chủ tịch Lê Hoàng Quân, tình hình kinh tế khó khăn cũng đã len lỏi vào từng gia đình bởi vì giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng lên.
Ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) TP, thông tin: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý I/2012 trên địa bàn TP ước đạt 99.384 tỉ đồng, tăng 7,4 %.


Doanh nghiệp quyết toán thuế tại Cục Thuế TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Đây là mức tăng thấp nhất so với các năm qua và chỉ cao hơn mức tăng quý I/2009 là năm chịu tác động khủng hoảng tài chính thế giới là 4%. Cũng theo ông Rê, hiện có 5.012 DN gửi thông báo ngưng hoạt động đến Cục Thuế TP nhưng chỉ có 462 DN gửi thông báo tạm ngừng hoạt động đến Sở KH-ĐT. Nhìn chung, các DN giải thể, tạm ngừng hoạt động tập trung vào các nhóm ngành kinh tế thương mại, xây dựng, vận tải, du lịch.

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà đề nghị Sở KH-ĐT thống kê, tập hợp và phân loại những DN đóng cửa thuộc loại nào. Đây là những DN bình thường hay cá biệt. Nếu là những DN truyền thống có ảnh hưởng đến nền kinh tế thì tham mưu cho TP để đưa ra biện pháp hỗ trợ.

Chủ động tháo gỡ khó khăn

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch Lê Hoàng Quân đến 24 quận, huyện, Cục Thuế TP và Sở KH - ĐT. Theo ông Lê Hoàng Quân, khi thành lập, DN nào cũng khai vốn từ vài chục đến vài trăm tỉ đồng nhưng thực tế không có vốn liếng trong tay. Thậm chí có người từ nơi khác đến TP thành lập DN rồi sau đó đóng cửa và khi cơ quan thuế đến kiểm tra thì trốn mất.
Vì vậy, phải xem đây là bài học xương máu trong việc quản lý DN. "Trách nhiệm này không chỉ của Sở KH-ĐT mà bản thân quận, huyện cũng phải chịu trách nhiệm. Do đó, sắp tới, phòng kinh tế quận, huyện phải rà soát hoạt động của từng DN, đánh giá để báo cáo TP. Khó khăn về kinh tế cũng là dịp thử thách. DN nào làm ăn không căn cơ, không bài bản thì trước sau gì cũng phải đóng cửa" – ông Lê Hoàng Quân chỉ đạo.
Chủ tịch Lê Hoàng Quân cho rằng những gì đang diễn ra cho thấy TP đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Bản thân các DN cũng khó khăn không kém, thể hiện ở chỗ DN chỉ cố gắng duy trì hoạt động, ổn định để tái cơ cấu chứ chưa thể mở rộng đầu tư. Vì vậy, những biện pháp tháo gỡ từ TP, Trung ương lúc này là rất quan trọng.
Ông Lê Hoàng Quân đề nghị trước mắt, các sở, ngành, DN phải nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh, không để tình trạng DN phá sản, làm ăn đình đốn. Sắp tới, lãnh đạo TP sẽ cùng với Ngân hàng Nhà nước tập trung bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn về lãi suất ngân hàng, bảo đảm hỗ trợ kịp thời, ưu tiên cho DN vay vốn. Ngoài ra, lãnh đạo TP sẽ làm việc với các tổng công ty để nghe biện pháp sắp xếp, rà soát lại phương án kinh doanh.

Bức xúc với dự án Nhà hát Trần Hữu Trang

Nhắc lại dự án Nhà hát Trần Hữu Trang, một công trình cấp bách để phục vụ nhu cầu biểu diễn của văn nghệ sĩ, Chủ tịch Lê Hoàng Quân bức xúc: "Dự án này được TP bố trí vốn từ năm 2009, dự kiến năm 2011 xây xong. Thế nhưng làm hoài không xong, nóng lòng nên tôi đích thân đến hiện trường thì thấy khu đất hiện đang… cho thuê bán đồ gốm.
Qua kiểm tra thì hồ sơ "nằm" ở Sở Xây dựng, sau đó "đẩy" qua Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch rồi về lại Sở Xây dựng. Ban đầu, vốn đầu tư là 78 tỉ đồng, sau Sở Xây dựng "cắt" còn 50 tỉ đồng và bây giờ là 120 tỉ đồng.
Công trình đã khởi công, cúng tổ hẳn hoi rồi lại để "trùm mền" thì không hiểu nổi. Đôi khi khó khăn không chỉ do nguyên nhân khách quan mà còn do sự đùn đẩy và vô trách nhiệm của chính các cơ quan sở, ngành TP".

Theo ông Lê Hoàng Quân, đây chỉ là một trong rất nhiều dự án "rùa" mà lỗi từ sự vô trách nhiệm của các sở, ngành. "Nhiều dự án do quận, huyện làm thường nhanh và chất lượng hơn, do đó các sở ngành phải kiểm điểm trách nhiệm của mình. Nếu cứ đùn đẩy mà không ngồi lại tháo gỡ thì cái khó sẽ chồng khó"- ông Lê Hoàng Quân nói.


QUÝ HIỀN
Theo www.baomoi.com

Lam phat ky vong da giam manh

(TBKTSG Online) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quí 1-2012 chỉ tăng 2,55% so với tháng 12-2011, là mức tăng thấp nhất trong vòng 8 năm trở lại đây. Theo ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), sẽ khó có mức tăng CPI đột biến trong những tháng tới, chứng tỏ lạm phát kỳ vọng đã giảm mạnh.

Lan Nhi

Giá thực phẩm giảm mạnh trong tháng 3 vừa qua. Ảnh:TL

Ông Quyền phân tích rằng CPI tháng 3 tăng 0,16% so với tháng 2-2012, mức tăng khá thấp và thấp liên tiếp trong vòng 7 tháng qua cho thấy nền kinh tế đã không chạy theo những dấu hiệu lạm phát tâm lý ăn theo lạm phát thực (tăng giá) như thông lệ của tháng 3 và quí 1 hằng năm.

Trong quí 1-2012, giá xăng, dầu, gas được điều chỉnh tăng song giá xăng dầu mới chỉ tác động đến tuần cuối của tháng. Còn nhóm lương thực và thực phẩm (nhóm chiếm tỷ trọng cao) giảm khá sâu. Mức giảm lần lượt là 1,21% và 1,25% do nguồn cung dồi dào và giá thịt heo giảm trước thông tin về việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo. Sức mua hàng hóa chững lại nên các doanh nghiệp khó điều chỉnh tăng giá.

Ông Quyền cho rằng, CPI thời gian gần đây tăng thấp phản ánh mức tăng giá thực, tăng giá hàng hóa trực tiếp. "Điều đó cho thấy lạm phát kỳ vọng đã giảm", cho dù xu hướng giá hàng hóa trên thế giới trong tháng 1 và tháng 2 năm nay vẫn tăng từ 2% đến 3%.

Ông Quyền nói rằng giá gas giảm mạnh và giá thực phẩm cũng dần hạ nhiệt sẽ làm CPI có chiều hướng giảm. "Do vậy CPI tháng 4 khó tăng đột biến, khả năng chỉ tăng nhẹ. Dự kiến tháng này, doanh nghiệp cũng sẽ không gặp yếu tố bất ổn trong cung cầu", ông Quyền dự báo.


Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Trong chieu nay co ket qua vu te liet tren HNX

(Dân trí) - Đại diện HNX cho biết, nguyên nhân sự cố gián đoạn kết nối với lệnh mua bán nhập từ các công ty chứng khoán chuyển qua sàn Hà Nội hôm nay vẫn đang được tìm hiểu, thiệt hại vẫn chưa có con số cụ thể.

Trong chiều nay có kết quả vụ
(Ảnh minh hoạ).

Hôm nay (27/3) trên Sàn giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã xảy ra sự cố kết nối khi c ác lệnh mua bán nhập từ các công ty chứng khoán chuyển qua HNX bị gián đoạn nghiêm trọng .

Manh nha sự cố được CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương (CTS) phản ánh từ phiên giao dịch sáng khiến một số lệnh của nhà đầu tư trên hệ thống của  công ty này chưa thực hiện được.

Đến chiều nay, CTCP C hứng khoán Vndirect (VNDS) cũng than phiền về sự cố lỗi kết nỗi này khi thực hiện việc đẩy lệnh giao dịch từ hệ thống của các công ty chứng khoán tới HNX chậm hơn so bình thường.

Việc đẩy lệnh bị chậm hơn so với bình thường do phải chuyển sang kênh giao dịch từ xa.

Trao đổi với Dân trí, bà Nguyễn Thị Thu Hương ở Bộ phận thông tin thị trường của HNX cho biết, nguyên nhân sự cố vẫn đang trong quá trình tìm hiểu và xử lý. Hiện số lượng mã giao dịch bị ảnh hưởng vẫn đang được thống kê.

Trong chiều nay, HNX sẽ có kết luận về vấn đề này.

Trước đó, vào chiều hôm qua, HNX đã ra quyết định cảnh cáo đối với CTCP Chứng khoán Cao Su do hệ thống test giao dịch trực tuyến ngày 15/3/2012 của CTCK Cao Su bị nhiễm virut, có hiện tượng phát tán virut vào mạng giao dịch từ xa của HNX và CTCK thành viên.

Chốt phiên giao dịch chiều nay, HNX-Index giảm 2,77 điểm tương ứng mất 3,56% xuống còn 74,95 điểm với khối lượng bán sàn ồ ạt vào cuối giờ.

Giá trị giao dịch trên sàn Hà Nội tăng 12,3%, đạt 1.167 tỷ đồng với k hối lượng giao dịch đạt gần 124 triệu cổ phiếu .

Trên HoSE, VN-Index giảm 2,9% xuống 445,9điểm. Giá trị giao dịch đạt 1.617 tỷ đồng,  với khối lượng giao dịch 121 triệu cổ phiếu.

Mai Chi

Theo tintuc.xalo.vn